Tuesday, November 11, 2014

Thời gian nhàn rỗi

Thời gian nhàn rỗi là một trong những điều kiện quan teọng để một người trở thành khách dư lịch.
Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch, con người phải có một khoảng thời gian nhàn rỗi nhất định. Mỗi người trong một ngày có 24 giờ và trong 1 nãm có 365 ngày. Trong khoảng {hòi gian 1 ngày, tháng hoặc năm, mỗi người thực hiện các công việc như: làm việc, ăn uống, ngủ, nghi ngcri, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội... Quỹ thời gian trong 1 năm của mỗi người thường được phân chia thành các phần khác nhau theo các cách khác nhau. Thông thường, cấu thành thời gian của mỗi người gồm 4 nhóm chủ yếu sau đây:
Thời gian nhàn rỗi

(1)        Thời gian liên quan đến làm việc: bao gồm thời gian làm việc theo luật đinh và thời gian khác liên quan (thời gian đi đến nơi làm việc và ngược lại, thời gian dành cho việc chuẩn bị cá nhân trước và sau khi làm việc). Theo quy định hiện hành của luật lao động nước ta, thời gian làm việc trong một tuần là 40 giờ. Người lao động hầu như phải làm việc quanh năm ngoại trừ thời gian nghỉ phép được hưỏng lương;

(2)        Thời gian cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu nhu cầu sinh lý (ãn, ngủ) và thực hiện công việc gia đình, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình (mua hàng, dọn dẹp nhà cửa, giặt là quần áo, chăm sóc con cái, nấu nướng...);

(3)        Thời gian tham gia các hoạt động xã hội;

(4)        Thời gian nhàn rỗi.

Thời gian nhàn rỗi là thời gian mà mỗi người được tự do sử dụng nó để tham gia các hoạt động hoặc nghỉ ngơi, giải trí...theo đúng ý thích của người đó. Theo nghĩa đó, thời gian nhàn rỗi còn được gọi là thời gian tự do chi phối.

Nhìn chung, do những tiến bộ khoa học công nghê và toàn cầu hóa, canh tranh kinh tế, nhóm thời gian làm công việc gia đình ngày càng giảm, thời gian nhàn rỗi ngày càng tăng. Thông thường thời gian rỗi được sử dụng vào một số teong các hoạt động sau:

(1)        Giao tiếp xã hội;
(2)        Nâng cao hiểu biết và hoạt động sáng tạo (tự học tập, đọc
(3)        Giải trí (xem phim, kịch, nghe hòa nhạc, tham quan bảo tàng, xem thể thao, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đài, xem vô tuyến, chơi cờ...);
(4)        Phát triển thể lực, phục hồi, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp... (chơi thể thao, đi dạo, xông hơi, mát xa...);
(5)        Thực hiện các chuyến đi đến các nơi khác vói nơi ở thường xuyên của mình để có được một trải nghiệm mới (đi du lịch);
(6)        Thời gian nghỉ ngơi khác.

Theo xu hướng chung, thời gian rỗi của mỗi ngưòi tăng dần. Thòi gian một năm gồm 8760 giờ (365 ngày X 24 giờ) làm tròn là 9000 giờ. Theo các tài liệu lịch sử cho biết, vào năm 1850, quỹ thời gian đó được phân chia: 5000 giờ làm việc, 3000 giờ để ngủ và 1000 giờ cho các nhu cầu khác và thời gian rỗi. Đến năm 1950, quỹ thời gian đó được chia theo tỷ lệ: 3000 giờ - 3000 giò - 3000 giờ.

Nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, năng xuất lao động ngày càng cao, kinh tế ngày một phát triển và mức sống của con ngưòi ngày một cải thiện. Xu hướng chung đối với tất cả các nước là giảm bớt thòi gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Đã có nhiều nước trên thế giới thực hiện chế độ làm việc 36-40 giờ/1 tuần, cho nên tỷ lệ trên đã thay đổi: (52 tuần X 40 giờ/tuần » 2000 giờ) 2000 giờ - 3000 giờ - 4000 giờ. Như vậy, hiện nay thời gian nhàn rỗi tăng đáng kể. Thòi gian nhàn rỗi và hình thức hoạt động gắn với thời gian rỗi của mỗi ngưòi là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống và là nhân tố quan trọng kích thích đi du lịch.


Mục đích sử dụng thời gian rỗi tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính cách của từng người, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống... Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thòi gian nhàn rỗi và nhu cầu du lịch (sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở chương sau). Du lịch là hoạt động sử dụng thời gian nhàn rỗi lý tường nhất vì nó là một hoạt động tổng hợp, có thể thoả mãn nhiều nhu cầu cùng một lúc như nghỉ ngơi, thư giãn, vui choi giải trí, nâng cao kiến thức, mở rộng quan hệ xã hội. Tuy nhiên, chỉ có thời gian rỗi chưa đủ điểu kiện để thực hiện được chuyến đi du lịch. Một điều khác rất cơ bản cần được thoả mãn nữa là người đó phải có thu nhập cao.

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/nhu-cau-cua-khach-hang-la-gi.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lich la gi, tổng cục du lịch Việt Nam

No comments:

Post a Comment