Các nhà nghiên cứu du lịch Mỹ Mclntosh, Goeldner và Ritchie (Tourism Principles and Practice) có 5 động cơ khiến người ta đi du lịch:
- Động cơ về thể chất: Thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, vui chơi, giải trí, tiều khiển, vận động để khắc phục sự căng thẳng thư giãn, sảng khoái về đầu ốc, phục hồi sức khỏe.
- Động cơ về văn hóa: Thông quạ hoạt động du lịch như khám phá và tìm hiểu tập quán phong tục, nghệ thuật vặn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng để thoả mãn sự ham muốn tìm hiểu kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hóa khác, muốn tận mắt thấy được người dân của một quốc gia khác về cách sống, phong tục tập quán, các loai hình nghệ thuật, món ăn ....
- Động cơ về giao tiếp: thông qua các hoạt động du lịch để kết bạn, mở rộng quan hệ xã hội, thăm bạn bè người thân va muốn có được những kinh nghiệm, cảm giác mới lạ, thiết lập các mối quan hệ và củng cố chứng theo hưống bền vững. Đối với những người có dộng cơ này, du lịch là sự trốn tránh khỏi sự đơn điệu trong quan hệ xã hội thường ngày hoặc vì lý do tinh thần và trách nhiệm xã hội.
- Động cơ về sự khẳng định địa vị và kính trọng: Thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát khoa học, giao lưu học thuật, tham dự hội nghị, bàn bạc công việc để thực hiện nguyện vọng thu hút sự chú ý, tôn trọng, thể hiện tài nãng và chuyển giao hiểu biết*-kinh nghiệm và khẳng định uy tín cá nhân trong cộng đồng,
- Động cơ kinh tế: Thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, cơ hội làm ăn...
Hoặc theo tiến sĩ Harssel (Trường Đại học Nigara, New York, Mỹ), con người đi du lịch với nhiều lý do rất khác nhau. Có người đi du lịch là thuần tuy nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc vất vả; có người lấy việc tham gia các hoạt động ở nơi đến làm mục đích của chuyến đi; một bộ phận khác tìm nơi để thư giãn hoặc học tập, nghiên cứu, khám phá v,v... Theo ông, những lý do của người đi du lịch có thể chia thành bốn nhóm sau:
- Tự khám phá (Self exploration): con người đi du lịch nhằm mục đích khám phẩ những điều thú vị bất ngờ chưa biết hoặc muốn chiêm nghiệm thực tế những điều họ dã được nghe, đọc ở sách báo, phim ảnh v.v;..
- Giao lưu xã hội (Sociaì interaction): Nhu cầu giao tiếp với xã hội là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Đối với những người đi du lịch với lý do này họ thường đi theo gia đình, nhóm bạn bè đồng nghiệp. Hoạt động thể thao, giải trí, tham gia lễ hội là những môi trường thuận lợi để giao tiếp xã hội.
- Sự hứng thú (Exciterment): Một trong những nhu cầu khá phổ biến của khách du lịch là tìm kiếm sự thay đổi khác lạ so với công việc và cuộc sống đơn điệu, quen thuộc hàng ngày. Thông qủa chuyến du lịch họ có thêm nhiều hưng phấn khi quay trở về vái thực tại.
- Tăng cường bản ngã (Ego enhancenment) hay còn gọi là “Nâng cao thương hiệu cá nhân”: Đối vói nhiều khách du lịch uy tín các nhân tố thường ảnh hưởng đến sự lựa chọn của chuyến đi.
Việc đến những nơi nổi tiếng, kỳ lạ với mức chi phí cao thường được họ lựa chọn hơn là những nơi bình thường dù là chi phí thấp. Việc đi du lịch và sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của họ ngoài mục đích thoả mãn nhu cầu của chuyến đi họ còn muốn được người khác biểu lộ sự kính trọng, thán phục, thèm muốn được đến những nơi họ đã tới.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, tổng cục du lịch
No comments:
Post a Comment