Nhu cầu cố thể được hiểu là sự chênh lệch có ý thức hoặc vô ý thức giữa trạng thái tâm-sinh lý hiện tại và trạng thái tâm - sinh lý vốn có theo Từ điển tóm tắt xa hội học tiếng Nga: “Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bao hoạt động sống của cơ thể, cùa nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc toàn xã hội nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hành động”.
Theo các chuyên gia tâm lý học, nhu cầu là cái tất yếu, tư nhiên, nó là thuộc tính tâm lý, là sự đòi hỏi tất yếu của con người dè tổn tại và phát triển. Nếu được thoả mãn se gây cho con người những xúc cảm dẽ chịu, thoải mái (xúc cảm tích cực); trong trường hợp ngược lại, sẽ gây nên những xúc cảm khó chịu, bực bội (xúc cam tiêu cực).
Trong lĩnh vực tâm lý học, có rắt nhiều thuyết khác nhau nghiên cứu về nhu cẩu của con người.
Theo Thuyết nhu cầu con người cùa Maslov/ (Mỹ) đã khái quát các nhu cầu của con người xếp theo 5 thứ bậc.
-Nhu cầu sinh lý: Đây là bậc thấp nhất trong bậc thang nhu cầu của Maslow, bạọ gồm các nhu cầu vệ ồn, ở, đi lại.
- Nhu cầu an toàn: Một khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người sẽ xuất hiện nhu cầu về an toàn như: chống lạisự nguy hiểm đe dọa bản thân, tài sẩn,;...
- Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu về tình cảm bạn bè, tình yêu, cảm giác về sự sở hữu, sự thừa nhận,...
- Nhu cầu được tôn trọng, tự trọng: Bao gồm các nhu cầu về sự thành đạt, những ưu thế của cá nhân, sứ thừa nhận, tự do,....
- Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là nhu cẩu để nhận ra tiềm năng thực sự của ai đo, sự khẳng đinh mình, sự nổi tiếng,...
Do sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu của con người ngay càng trờ nên phong phứ, đa dạng hơn, do vậy’ về sau Maslow đã bổ sung thêm hai thang bậc nhu cầu hoàn thiện, đó là: Nhu cầu về thẩm my, cảm nhận cái đẹp; Nhu cầu hiểu biết.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Hellmut Schette trường kinh doanh INSEAD (Pháp), các nhu cầu trong bậc thang MasIow chỉ phản ánh những giá trị trong văn hoá phương Tây. Ông cho rằng nhu cầu “tự khẳng định mình” (đề cao chủ nghĩa cá nhân trong văn hoá phương Tây) sẽ không được chấp nhận như nhu cầu cao nhất trong các xã hội châu Á vốn đề cao các giá trị tập thể. Sự thoả mãn cao nhất không bắt nguồn từ hành động của bản thân mỗi cá nhãn mà xuất phát từ phản ứng của người khác đối với một hành động nào đó. Dựa theo thuyết Maslow, Giáo sư Hellmut Schette đề nghị một mồ hình, gọi là “Hành vi người tiêu dùng châu Á” như sau:
- Nhu cầu cơ bản (physiological);
- Nhu cầu an toàn (safety);
- Nhu cầu thuộc về một nhóm (belonging);
- Nhu cầu danh tiếng (prestige);
- Nhu cầu tự khẳng định mình (self-actualisation).
Đọc thêm tại:
Đọc thêm tại:
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/nhu-cau-du-lich-la-gi.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/du-lich-la-gi.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/tong-cuc-du-lich-viet-nam-vnat.html
No comments:
Post a Comment