Các tài nguyên du lịch thiên nhiên thường là: địa hình đa dạng;khí hậu đặc trưng; hộ động, thực vật phong phú; tài nguyên nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước khoáng; vị trí địa lý thuận lợi...
Địa hình đa dạng thường gắn liền với cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Khách du lịch thường thích tìm đến các khu vực có cấc đặc điểm đa dạng về địa hình, có sự đan xen giữa biển, rừng, sông, hồ, núi, đồng bằng... hoặc thích đến các đảo, khu vực có núi cao, núi lửa, ...Tại nước ta, các khu cảnh quan nổi tiếng có sức thu hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước bao gồm: Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, đảo Phú Quốc, vịnh Vãn Phong, Hải Vân...
Điều kiện khí hậu cũng là một trong những điều kiện được khách du lịch quan tâm. Mỗi loại hình du lịch thích hợp vối những điều kiện khí hậu khác nhau và đáp ứng nhu cầu của tưng nhóm khách nhất đinh. Khách du lịch nghỉ biển thường đến các vùng biển có khí hậu ấm áp, số ngày nắng và giờ nắng cao, độ ẩm không khí vừa phải, ít xuất hiện gió lớn hoặc bão. Khách du lịch nghỉ mát thường đến các vùng đồi núi có nhiệt độ mát mẻ, không khí trong lành. Khách du lịch đi trượt tuyết lại tìm đến các vùng đồi núi có nhiệt độ thấp, tuyết bao phủ nhiều tháng trong năm. Tại Việt Nam, khách du lịch có thể đi đến các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ như: Sa Pa. Mẫu Sơn. Bach Mã. Bà Nà. Đà Lat...
Vùng cao ở Sa Pa (Lào Cai)
Hồ Xuân Hương (Đà Lạt)
Bà Nà (Đà Nẵng)
Hệ động thực vật cũng đóng vai trò quan trọng đối vói sự phát triển của du lịch. Khu vực nào có hệ động thực vật càng phong phú và càng quý hiếm, có Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thì có sức thu hút cao đối vói các nhóm khách du lịch trẻ, khách du lịch nghiên cứu, khách du lịch thích khám phá tự nhiên. Thông thưòng, khách du lịch có xu hướng tìm kiếm các hệ động thực vật không có tại nơi họ sinh sống hoặc các loài động thực vật có nguy cơ bị diệt chủng, đang được bảo tồn. Khách châu Âu thường thích tìm hiểu các khu rừng nhiệt đói, trong khi đó khách sống ở các vùng nhiệt đới thích tìm hiểu hệ động thực vật tại các vùng ôn đới. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng tìm đến các Vườn quốc gia, khu bảo tồn, nơi còn tồn tại nhiều loài động, thực vật hoang dã.
Tính đến cuối năm 2002, nước ta có 22 Vườn quốc gia và hàng trăm khu bảo tồn. Vổi tài nguyên phong phú đó, có thể phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu...
Các nguồn tài nguyên nước mặt như ao, hồ, sông, ngòi, đầm phá, biển... vừa tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng luói giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch câu cá,...
Với chiều dài bờ biển hơn 3.000 km, nước ta có ưu thế về du lịch biển. Vào mùa hè nóng nực, khách du lịch nội địa thường có nhiều lựa chọn để đi nghỉ tại các bãi biển như: Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửá Lò, Thiên Cầm, Nhật Lê, Cửa Tùng, cửa Việt, Thuận An, Lăng Cô, Bắc Mỹ An, Non nước, Cửa Đại, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu...
Biển Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) Biển Nha Trang
Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát hiện từ thời đế chế La Mã và đến nay đã phát triển tại rất nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hungary, Bỉ, Tiệp Khắc. Việt Nam cũng là quốc gia có tài nguyên nước khoáng phong phú, được phân bố tại nhiều địa phương. Đến nay, có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng đã được phát triển tại các khu vực có nước khoáng nóng như: Kim Bôi (Hoà Bình), Tản Đà (Hà Tây), Sơn Kim (HàTĩnh), Khoáng Bang (Quảng Bình), Thanh Tân, Mỹ An (Thừa Thiên Huế).
Vị trí địa lý tác động đến khả nãng phát triển du lịch ở các góc độ: điểu kiện và khả năng tiếp cận đến nguồn cung du lịch bằng các loại phương tiện khác nhau; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch. Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu quốc gia, lãnh thổ, nhận khách ở xa điểm gửi khách, khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa và phải dành nhiều thời gian hơn cho chuyến đi.
Do vậy, nhu cầu đi du lịch có thể bị hạn chế, khách từ các nước du lịch nguồn đến các nước láng giềng, nước gần nhiều hơn so với các nước xa. Những bất lợi trên của khoảng cách chỉ thể hiện rõ đối với khách du lịch đi lại bằng ôtô, tàu hỏa và tàu thủy. Ngày nay, ngành vận tải hàng không với tốc độ ngày càng cao và có xu hướng giảm giá đang khắc phục dần những bất lợi đó. Khách du lịch có nhiều tiền có thể đi đến bất kỳ nước nào, thậm chí có thể thực hiện các chuyến du lịch vào vũ trụ, đi lên mặt trăng,....
Khoảng cách xa không phải phải lúc nào cũng là yếu tố cản trở du lịch, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với các khách du lịch có khả năng thanh toán cao và cố tính hiếu kỳ.
Đọc thêm tại:
Đọc thêm tại:
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/tai-nguyen-nhan-van.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/du-lich-la-gi.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/tong-cuc-du-lich-viet-nam-vnat.html
No comments:
Post a Comment