1. Về thị trường khách
Du lịch Việt Nam chú trọng phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
- Về thị trường khách quốc tế:
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang có xu hướng tăng với tốc độ cao. Năm 2004, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,93 triệu lượt và năm 2005 đạt gần 3,468 triệu lượt, tãng 18,4% so với năm 2004 (Biểu đồ 1.4). Khách quốc tế đến Việt Nam phù hợp với quy luật chung của thế giới, đó là khách từ các thị trường gần chiếm tỷ trọng cao hơn các thị trường xa. Đặc biệt, khách quốc tế từ các thị trường gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,Philippiness tăng với tốc độ cao trong mấy năm gần đây.
Năm 2004, các thị trường khách quốc tế chủ yếu của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Đức,...
- về thị trường khách nội địa:
Khách du lịch nội địa đã tăng gần 9,7 lần, với số lượt khách tăng từ 1,5 triệu lượt vấo năm 1990 lên 14,5 triệu lượt vào năm 2004. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhịp độ tăng trưỏng khách nội địa không đồng đều giữa các năm (thấp nhất là 2,6% năm 2001 và cao nhất là 30,8% năm 1997). Đối vói khách nội địa, ngoài mục đích tham quan các di tích văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh, tỷ lệ khách đi nghỉ dưỡng tại các khu du lịch biển và núi vào thời gian hè chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng nhanh
2.Về thu nhập
Nhờ số lượng khách quốc tế và nội địa tăng nhanh, thu nhập từ du lịch liên tục tăng. Đến năm 2004, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 27.0 tỷ đồng (tương đương 1,8 tỷ USD), tăng gấp 31,7 lần so với con số 850 tỷ đồng năm 1990.
3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cùng vói sự phát triển nhanh về số lượng khách quốc tế và nội địa, cơ sở hạ tầng du lịch đã không ngừng được mở rộng, phát triển cả về mặt lượng và chất.
Với sự phát triển nhanh của hệ thống cảng hàng không, cảng biển và mạng lưới giao thông đối nội và đối ngoại, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt và đường bộ có bước phát triển ngày càng thuận lợi đối với sự phát triển du lịch Việt Nam. Trong thời gian qua, khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không hầu hết qua 2 cửa khẩu quốc tế chính là Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) và Nội Bài (Hà Nội); chỉ một bộ phận nhỏ qua cửa khẩu quốc tế Đà Nẵng. Khách quốc tế tàu biển đến Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẩng, Nha Trang, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh. Khách quốc tế đường bộ chủ yếu qua các cửa khẩu quốc tế ở biên giới phía Bắc và phía Nam, một bộ phận nhỏ qua các cửa khẩu quốc tế miền Trung (Lao Bảo - Quảng Trị Cầu Treo - Hà Tĩnh). Thị phần khách quốc tế đi bằng đường sắt qua Cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, Lào Cai chiếm tỷ lệ nhỏ.
Riêng về lĩnh vực khách sạn, năm 2004, có 5.847 cơ sở lưu trú với 122.144 buồng, trong đó số cơ sở được xếp hạng 1-5 sao đã tăng lên 2.599 cơ sở.
Mạng lưới cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh của nhu cầu du lịch nội địa, các cơ sở lưu trú phát triển mạnh tại các nơi có các bãi biển đẹp dọc duyên hải Nam Trung bộ.
Bên cạnh ngành kinh doanh lưu trú, ngành kinh doanh lữ hành (kể cả quốc tế và nội địa) cũng phát triển liên tục, đặc biệt số đơn vị kinh doanh lữ hành đã tăng nhanh sau năm 2000 khi có quy định mới về thành lập doanh nghiệp. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến cuối năm 2004, cả nước có khoảng 329 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 3.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Hệ thống nhà hàng, các cửa hàng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch tổng hợp... phục vụ khách du lịch cũng phát triển nhanh trong những năm gần đây cả về số cơ sở kinh doanh, địa bàn hoạt động, cơ cấu loại hình và chất lượng.
4. Về nguồn nhân lực du lịch
Cùng với sự tăng nhanh về sô' khách, buồng giường khách sạn và các dịch vụ du lịch khác, lao động ngành du lịch có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2000, số lao động trực tiếp đã tăng lên đến 150.000 người, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1995. Đến năm 2004, có gần 230.000 lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch. Nếu tính cả lao động gián tiếp, có khoảng 550.000 lao động thường xuyên tham gia cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch trong năm 2004. Ngoài ra, lượng lao động thời, vụ khá cao nhưng chưa được thống kê đầy đủ.
Lao động làm việc trong ngành du lịch phần lớn là trẻ. Cơ cấu lao động theo giới tính phụ thuộc vào ngành nghề, nhưng nhìn chung, tỷ lệ nữ cao hơn nam, đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng. Riêng đối với ngành hướng dẫn viên, tỷ lệ lao động nam cao hơn khá nhiều so với nữ (chiếm hơn 67%).
Hệ thống mạng lưới đào tạo du lịch đang được mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 1990, cả nước chỉ có 3 cơ sở đào tạo bậc Đại học du lịch và 3 cơ sở đào tạo bậc Trung học và dạy Nghề du lịch với số lượng học sinh tương ứng là 270 và 3.500 học sinh. Đến nãm 2004, đã có 40 trường Đại học có khoa du lịch hoặc tổ bộ môn chuyên ngành du lịch, 01 Trường Cao đẳng Du lịch và 12 trường Cao đẳng có chuyên ngành du lịch, 16 Trường Trung học chuyên nghiệp và Trung tâm dạy nghề du lịch. Số lượng học sinh tương ứng ở các bậc đào tạo hàng năm là 3.600 học sinh Đại học; 1.300 học sinh Cao đẳng và 16.000 học sinh Trung học và Nghề. Quy mổ và ngành nghề đào tạo đã có bước phát triển nhanh nhưng cơ cấu đào tạo theo bậc chưa cân đối, chưa phù hợp với nhu cầu lao động trong ngành du lịch, tỷ lệ lao động bậc cao đẳng, trung học và nghề còn quá thấp.
Các ngành nghề đào tạo bậc Đại học Du lịch chủ yếu là Kinh tế du lịch, Quản trị Kinh doanh Du lịch, hướng dẫn Du lịch, văn hóa Du lịch, Địa lý Du lịch... Đến nay cả nước chưa có ngành đào tạo chuyên sâu về quản lý khách sạn, đào tạo giám đốc khách sạn, mậc dù nhu cầu của các doanh nghiệp và loại lao động này khá cao nhưng chưa được đáp ứng.
Đọc thêm tại:
Đọc thêm tại:
No comments:
Post a Comment