Trên cơ sở nghiên cứu các ly do đi đu lịch, tháp nhu cầu của Maslow và thuyết về động cớ du lịch của Mclntosh, Goeldner, Ritchier các nhà nghiên cứu về cơ bản đã thống nhất các loại hình du lịch chia theo mục đích chuyến đi như sau:
Du lịch tham quan
Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giói xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay mệt cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất..,.
Như vậy, mục đích của nhóm này là nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội,... ở một vùng đất khác.
Du lịch giải trí
Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoái mái thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch. Có thể có nhu cầu tham quan hoặc các nhu cầu khác, song mục tiêu đó khồng phải là cơ bản. Khách du lịch thường chọn một nơi yên bình, không đi lại nhiều.
Du lịch kinh doanh
Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là thương gia. Mục đích chính của chuyến đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm đối tác làm ăn... Song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt. Đối với ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua, khách du lịch thương gia chiếm tỷ trọng khá lớn về số lượng (trên 20%) và đặc biệt tỷ trọng chi tiêu của nhóm người này so với toàn bộ chi tiêu của khách du lịch luôn giữ ở mức cao nhất.
Du lich công vụ
Khách du lịch công vụ đến một nơi nào đó nhằm mục đích tham dự các hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường quan hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa... Được coi là một loại hình du lịch vì các đại biểu cũng có nhu cầu về đi lại, ăn, ở, giải trí. Hơn nữa họ còn có những nhu cầu bổ sung như: tổ chức hội họp, MICE, thông tin liên lạc, dịch thuật... và thường có khả năng chi trả lớn. Đặc điểm của loại hình du lịch này là tính thời vụ thường khá thấp.
Du lịch thể thao
Tham gia các hoạt động thể thao là một nhu cẩu thường thấy ở con người. Chơi thể thao không chuyên nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khoẻ, thể hiện mình... được coi ià một trong các mục đích của du lịch. Đây là loại hình xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao của mọi người. Để kinh doanh loại hình này yêu cầu điểm du lịch phải có các điều kiện tự nhiên thích hợp và có cơ sở trang thiết bị phù hợp cho từng loại hình cụ thể. Mặt khác nhân viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho khách du lịch chơi đúng quy cách.
Ngoài loại hình du lịch thể thao thuần tuý nêu trên còn có loại hình du lịch thể thao kết hợp. Đó là những chuyến đi của các vận động viên có mục đích chính là luyện tập, tham dự vào các cuộc thi đấu thể thao.
Có thể phân thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao thụ động. Du lịch thể thao chủ động là loại hình du lịch mà khách du lịch tham gia trực tiếp vào một hay nhiều môn thể thao, trong đó có cả những môn thể thao mạo hiểm, nhằm mục đích thể hiện bản thân, rèn luyện sức khoẻ... như leo núi, lướt ván, săn bắn, câu cá, trượt tuyết... Du lịch thể thao thụ động là các chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao mà khách du lịch ưa thích. Trong trường hợp này các cổ động viên chính là khách du lịch.
Du lịch nghỉ dưỡng
Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khoẻ cộng đồng. Theo một số học giả trên thế giới, vói chế độ du lịch hợp lý, cộng đồng có thể giảm trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, hồ, sông, suối, suối nưóe nóng, vùng núi, vùng nông thôn... Cho đến nay, ngành du lịch Việt Nam chủ yếu vẫn kinh doanh loại hình du lịch này.
Du lịch lễ hội
Ngày nay, lễ hội là yếu tố rất hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy, việc khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức các hội lễ mới không chỉ là mối quan tâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của ngành du lịch.
Mục đích du lịch lễ hội là tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở một địa danh nổi tiếng nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về vãn hoá, và tăng cường, mở rộng quan hộ giao tiếp. Lễ hội có thể là: lễ hội truyền thống, festival chuyên đề, liên hoan phim, âm nhạc...
Du lịch tôn giáo
Từ xa xưa, du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch hình thành rất sớm và khá phổ biến. Đó là các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo... Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của túi đồ (du lịch tôn giáo chủ động) hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch này là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa...
Du lịch mạo hiểm
Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình và tự khám phá bản thân của con người dặc biệt là giới trẻ. Những con suối chảy xiết, những thác ghềnh, những ngọn núi cao chót vót, những vùng gần núi lửa nóng bỏng, những khu rừng rậm rạp, những hang động bí hiểm, những địa danh hoang vu hiểm trở... là địa chỉ lý thú cho những ưa mạo hiểm. Để kinh doanh loại hình du lịch này cần có các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết và đặc biệt cẩn cố chương trình, có chỉ dẫn, được huấn luyện, cố kiểm tra các điều kiện cần thiết và đội ngũ ứng cứu hết sức cơ động. Về loại du lịch này, Việt Nam là nước có lợi thế khá lớn bởi được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện địa hình và khí hậu. Vói 3/4 diện tích là đồi núi, có nhiều vực sâu, lại nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên có nhiều điều kiện tạo ra các vùng phù hợp cho du lịch khám phá. Tuy nhiên, muốn khai thác loại hình này cần một nguồn vốn không ít để đầu tư, đào tạo nhân viên nên so với các loại hình khác, trong thời gian trước mắt, du lịch mạo hiểm có ít cơ hội thuận lợi hơn.
Mục đích du lịch mạo hiểm là khám phá thế giới. Họ thường đi đến những nơi mạo hiểm để tìm hiểu các điều mới lạ ít ai biết tói như: các đỉnh núi cao, các hang động bí hiểm, các khu rừng rậm, đáy đại dương hoặc các bộ tộc sống ở các vùng xa xôi với những nét văn hoá khác lạ, đầy tò mò,...
Du lịch nghiên cứu, học tập
Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết vói tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành, nâng cao, củng cố kiến thức đã học hoặc tìm hiểu sâu về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường... ở điểm đến du lịch. Nhiều môn học, ngành học cần có hiểu biết thực tế như vật lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học, kinh doanh, du lịch,... Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều nhà cung ứng du lịch đã xây dựng những phòng học ngoài trời được thiết kế phù hợp với nội dung học tập. Thông thường hướng dẫn viên du lịch, các nhà điều hành tour, các nhà kinh doanh, các giáo viên lịch sử, các nhà khảo cổ là các thầy cô giáo phụ trách chuyên môn ở các trường.
Mục đích đi du lịch theo loại hình này nhằm nâng cao, củng cố kiến thức đã học hoặc tìm hiểu sâu về các vấn đề tò mò muốn tìm hiểu kiến thức bổ sung ở điểm đến du lịch.
Du lịch thăm thân
Mục đích chính của chuyến du lịch theo loại hình này nhằm thăm viếng gia đình, bà con, bạn bè... trong quá trình đó, họ kết hợp tham quan, tìm hiểu thêm về đặc trưng văn hoá, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sự đổi thay theo năm tháng mà họ muốn khám phá, trải nghiệm.
Đối với những nước có nhiều ngoại kiều, loại hình du lịch này rất được coi trọng vì nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của người thân giữa các vùng miẻn, các nước. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây, có khoảng 20% số khách đến Việt Nam với mục đích thâm thân.
Ngoài ra, còn có một số loại hình khác như: du lịch hoài niệm (đến thăm nơi mà mình hoặc người thân mình đã sinh ra hoặc đã sống trong một khoảng thời gian nhất định ở một nơi nào đó)...
Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/mot-so-loai-hinh-du-lich-ac-thu-khac.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lich la gi, tổng cục du lịch Việt Nam
No comments:
Post a Comment