Tiềm lực kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển du lịch. Ở góc độ cung du lịch, khả năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, khả năng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo tồn các tài nguyên tự nhiên và văn hoá,... phụ thuộc chủ yếu vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới là những nước có lịch sử phát triển du lịch lâu đời (như Anh, Pháp, Đức, Mỹ...). Tại các nước đó, hệ thống giao thông được phát triển vói nhiều loại hình, phương tiện vận chuyển đa dạng, tiện nghi, hệ thống các dịch vụ đáp úng các nhu cầu của khách du lịch như ngân hàng, thông tin, khách sạn, nhà hàng, hệ thống bán lẻ... phát triển rộng khắp đạt chuẩn mực quốc tế, con người phục vụ trong ngành du lịch được đào tạo tốt, có tính chuyên nghiệp cao... Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin, ngân hàng, thương mại... đã tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tại các nước phát triển. Ngược lại, tại các nước đang phát triển, nền kinh tế đang ở trình độ thấp, do vậy, khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch bị hạn chế, điều kiện đầu tư khai thác các tài nguyên du lịch gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện về an toàn đối vói du lịch
Tình hình chính trị ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia đồng thời là một điều kiện rất quan trọng để phát triển du lịch. An toàn thuộc nhu cầu bậc cao của con người. Đối với khách du lịch quốc tế, trước khi đi du lịch, họ đều tìm hiểu mức độ an toàn của các quốc gia để có quyết định đi đến các noi đảm bảo an toàn nhất cho họ. Thông thường khách du lịch ít đến các khu vực có nguy hiểm về tính mạng của họ, chẳng hạn: có chiến tranh hoặc bạo loạn, khủng bố, bắt cóc; có bệnh dịch (dịch SARS, dịch cúm gia cầm, dịch tả, dịch hạch ...); có thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lụt, động đất, sóng thần...).
Tuy nhiên, ngày nay bắt đầu xuất hiện loại du lịch bình đẳng (Tourism equitable) hay còn gọi là du lịch sự kiện đặc biệt (Tourism event) nhằm thu hút một lượng khách đặc biệt. Họ không chỉ là khách thưởng ngoạn, mà còn biết chia sẻ, biết giúp đỡ và hỗ trợ để khắc phục hậu quả của sự kiện đặc biệt đố.
Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/du-lich-gioi-ngay-cang-phat-trien-voi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành du lịch, tổng cục du lịch
No comments:
Post a Comment