Du lịch và các lĩnh vực khác cho thấy, không nên chỉ coi du lịch là một ngành kinh tế đơn thuần, không thể phát triển du lịch chỉ vì mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế tối đa. Mỗi người làm du lịch cần nhận thức được rằng phải làm du lịch là thực hiện đồng thời hai chức năng: Chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Với quan điểm đó, người làm du lịch cần thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản đó là:
- Thoả mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách du lịch và mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu, phát huy tối đa tác động tích cực của du lịch đối với kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường và có những hành động góp phần hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch.
Một số hành động sau đây cần được khuyến khích:
- Tổ chức các loại hình du lịch có trách nhiệm, tâng cường sự hướng dẫn cho khách du lịch và kiểm soát ngăn chặn các hành vi không phù hợp của khách du lịch (như vứt rác, nhổ cây, sãn thú, viết lên các di tích...);
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên, áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện. Nghiên cứu áp dụng các cách thức tiết kiệm sử dụng nước, chất tẩy rửa.... trong các khách sạn nhà hàng; khuyến khích khách du lịch tham gia chương trình.
- Chương trình “Quả cầu xanh” của hiệp hội lữ hành và du lịch Thế giới; Chương trình “Lá cờ xanh” và chương trình “Chìa khoá xanh” ở Châu Âu; Chương trình “Lá xanh” của Canada và Thái Lan; Chương trình ECOTEL và ECOTAJ ở Ấn Độ. Mục đích của các chương trình này nhằm phục vụ cho ngành du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Trồng cây xanh, tôn tạo cảnh quan môi trường, phục vụ cho việc kinh doanh du lịch.
- Góp phần bảo vệ được môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/12/nguyen-tac-va-chinh-sach-phat-trien-du.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lịch là gì, tổng cục du lịch
No comments:
Post a Comment