Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực du lịch có thể chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch
Nhóm lao động này gồm các công chức, nhân viên phục vụ,... làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại ở các tỉnh, thành phố, phòng quản lý du lịch ở các quận huyện.
Nhóm 2: Lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngành du lịch
Nhóm lao động này gồm những người làm việc ở các trường đào tạo du lịch (cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ sở dạy nghề) và cán bộ nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về du lịch, viện thông tin, các cơ quan báo chí chuyên về du lịch. Đây là bộ phận lao động cố trình độ học vấn cáo, chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch, bao gồm đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sì, thạc sĩ, giảng viên, viên chức, nhận viên,...
Nhóm 3: Lao động kinh doanh du lịch
Nhóm lao động này gồm :
- Bộ phận lao động chức năng quản trị doanh nghiệp du lịch: Tổng giám đốc, phó tổng giám dốc; giám đốc, phó giám đốc các bộ phận (Lưu trú, ăn uống, giải trí, marketing, nhân sự, giám sát viên,....)
- Bộ phận láo động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách tròng doanh nghiệp du lịch, loại lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất, (thường chiếm từ 75%- 85%) tổng lao động của doanh nghiệp. Trong khách sạn, có lao động thuộc nghề lễ tân, nghề phục vụ buồng, nghề nấu ăn, nghề phục vụ bàn và pha chế đồ uống...Trong kịnh doanh lữ hành có lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch hướng dẫn viên đu lịch, nhưng cũng có nhiều hướng dẫn viên du lịch làm nghề tự do hoậc theo mùa vụ, sự kiện...
Đọc thêm tại:
No comments:
Post a Comment