Tích cực
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn các di sản văn hóa của một quốc gia. Doanh thu từ vé tham quan, vé xem biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động du lịch khác được sử dụng một phần lớn cho việc tu bổ, chỉnh trang các di tích, khôi phục và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống, cấc làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn các di sản văn hóa của một quốc gia. Doanh thu từ vé tham quan, vé xem biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động du lịch khác được sử dụng một phần lớn cho việc tu bổ, chỉnh trang các di tích, khôi phục và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống, cấc làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ bảo tồn các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ đang có nguy cơ chuyển hoá thành phế tích, nguy cơ bị huỷ hoại, nhất là trong điều kiện mưa nắng thất thường của điều kiện khí hậu nhiệt đới, khi nền kinh tế đất nước ta còn nghèo, không có đủ vốn và các điều kiện cần thiết khác để trùng tu, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.
- Du lịch góp phần giới thiệu văn hoá, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thế giới.
- Sự phát triển của du lịch góp phần củng cố, nâng cao truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tính tự trọng, tự tôn dân tộc, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc vãn hoá, bảo tồn tính đa dạng văn hoá, khắc phục tính tự ty dân tộc,
- Du lịch thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc thông qua việc thu hút khách du lịch tham dự các lễ hội, thông qua việc tổ chức giới thiêu văn hoá, ẩm thực, triển lãm....
Tiêu cực
Tiêu cực
- Đối vói các di sản văn hóa vật thể, sự phát triển du lịch ồ ạt chạy theo số lượng thường gây ra sự bào mòn, hư hại các công trình, các di tích hiện có. Sự có mặt quá đông của khách du lịch tại một địa điểm di tích tạo nên những tác động cơ học, hóa học (do khí thải từ hơi thở, tiếng ồn,...) cùng với yếu tố khí hậu, thòi tiết gây nên sự xuống cấp, phá hủy những công trình kiến trúc cổ.
- Sự phát triển du lịch có thể làm gia tăng sự thất thoát, buôn bán trái phép đồ cổ, ăn cắp cổ vật tại các di tích, đào bái lăng mộ cổ...
- Sự phát triển du lịch thường kèm theo sự du nhập văn hóa ngoại lai, và do vậy có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Một số ứng xử của khách du lịch có thể làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân cư địa phương.
Đọc thêm tại:
Đọc thêm tại:
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/12/tac-ong-tich-cuc-cua-du-lich-oi-voi-moi.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/du-lich-la-gi.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/tong-cuc-du-lich-viet-nam-vnat.html
No comments:
Post a Comment