Bên cạnh các tác động tích cực, sự phát triển du lịch cũng gây ra các tác động tiêu cực đối với kinh tế như sau:
- Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiéu điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hộ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác.
- Sự rủi ro ưong đầu tư du lịch cao hơn một số ngành khác do hoạt động du lịch rất nhạy cảm với nhiểu nhân tố tác động nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà kinh doanh (kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, pháp luật, điều kiện tự nhiên,....)
- Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân gôn, khu cắm trại... cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiểu lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn tới kết quả là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác phải bị cắt giảm.
- Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tâng giá hàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư, Một công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả gia tăng 8%. Du lịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai.
- Sự phát triển du lịch quá nhanh, không bền vững tại một số địa phương có thể dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch
Số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, ở Gambia, một bán đảo nhỏ thuộc các quốc gia đang phát triển có 30% dân cư phụ thuộc vào hoạt động du lịch một cách trực tiếp hay gián tiếp, ở Mandive có 83% dân cư sống phụ thuộc vào du lịch, ở lamaica có 34% và sự lệ quá thuộc vào du lịch, khá mạo hiểm bởi vì diện mạo du lịch, các khu du lịch ở các địa phương có thể bị phá huỷ do tác động của thiên tai, chiến tranh,... Khi đó kinh tế địa phương sẽ bị phá hoại.
Đối vái các quốc gia, những địa phương ưu tiên tập trung phát triển du lịch quốc tế, khi gặp những biến động lớn về kinh tế và xã hội ở nước ngoài, các hoạt động kinh tế của quốc gia đó bị đảo lộn.
Mặt khác cũng có thể, một số khu vực du lịch được tập trung đầu tư phát triển một cách biệt lập với các khu vực khác trong cả nước làm xuất hiện những chênh lệch về kinh tế và trình độ phát triển giữa các vùng. Tình trạng này có thể dẫn đến việc hình thành những bất bình trong cư dân ở những vùng chậm phát triển.
- Sự bùng nổ về tăng giá đất đai, giá hàng hoá, dịch vụ ở các khu du lịch có thể dẫn tới làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng.
- Cư dân địa phương ở nhiều trung tâm du lịch, do không được đào tạo và bồi dưỡng, trong khi đất đai của họ bị mất dần do sự phát triển của các hoạt động du lịch, có thể biến thành những người lao động giản đơn, lao động thời vụ vói tiền công rẻ mạt và thu nhập không ổn định.
- Sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch không đồng bộ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
- Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, đặc biệt là các nguồn tài nguyên tự nhiên.
- Một tác động tiêu cực nữa của du lịch là có một lượng ngoại tộ không nhỏ của các nước đang phát triển bị chảy ra nước ngoài trong quá trình phát triển du lịch (để nhập phương tiện, tiện nghi, hàng hoá và sử dụng các dịch vụ nước ngoài...).
Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/12/tac-ong-tich-cuc-cua-du-lich-oi-voi-xa.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lich la gi, tổng cục du lịch Việt Nam
No comments:
Post a Comment