Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, các địa phương.
Trước hết, Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề trong nẻn kinh tế quốc dân. Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác nhau: hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng v.v...
- Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, khách du lịch từ mọi nơi đến điểm du lịch đó sẽ làm cho nhu cầu vể mọi hàng hóa dịch vụ tảng lên đáng kể. Viộc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa, dịch vụ các loại đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến v.v. Bên cạnh dó, các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hoá phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp úng nhu cầu khách du lịch.
Du lịch đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới, các quốc gia. Du lịch là một ngành phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các quốc gia. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2004, thu nhập du lịch chiếm 10,9% GDP của thế giới.
- Năm 2004, khách du lịch quốc tế đạt 2,93 triệu người, tăng 20,5%; khách du lịch nội địa đạt 14,5 triệu lượt người, tăng 11,3%, thu nhập du lịch đạt 26.500 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm trưóe, tương đương gần 2 tỷ USD. Con số này còn lớn hơn cả lượng vốn ODA giải ngân và chỉ kém hơn lượng vốn FDI thực hiện trong năm. Đến năm 2010, dự kiến thu nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4 - 5 tỷ USD. Hơn nữa, du lịch đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế. Thu nhập của chính phủ từ thuế trong ngành du lịch gồm thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế trực tiếp chính là thuế thu nhập của các đơn vị và kinh doanh du lịch và thuế thu nhập cá nhân. Thuế gián tiếp là thuế giá trị gia tăng (VAT) do khách du lịch (người tiêu dùng dịch vụ đóng góp). Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới ước tính năm 1988, du lịch đã đóng góp tất cả các khoản thuế khoảng 800 tỉ USD, dự kiến nó sẽ đạt gấp đôi vào năm 2010.
- Du lịch là ngành thu ngoại tệ, ngành xuất khẩu tại chỗ. Nãm 2004, doanh thu du lịch quốc tế toàn thế giới đạt 477 tỷ USD. ở Việt Nam, doanh thu du lịch đạt hơn 1 tỷ USD; năm 2002 đạt 1,57 USD và năm 2004 đạt gần 2 tỷ USD. So sánh với ngoại thương, ngành du lịch có nhiều ưu thế nổi trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao. Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, ngưcd sản xuất bán được với giá cao nên điều này kích thích sản xuất và tiêu dùng. Do là xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hàng dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi, thủy sản, thực phẩm tươi sống... Nhiều mặt hàng do du lịch tiêu thụ tại chỗ nên không cần đóng gói, bảo quản phức tạp.
- Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch góp phần đáng kể vào viộc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của nhiểu quốc gia. Tại Thụy Sỹ, thu nhập từ ngành du lịch bù đắp được từ 50-70% cán cân thâm hụt.
Thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là thu nhập kép. Thực tế cho thấy, khi một nơi nào đó phát triển du lịch, nơi đó sẽ có nhiều khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí,... xuất hiện. Sự ra đời và phát triển các cơ sở dịch vụ này đã đòi hỏi phải phát triển nhiểu hoạt động kinh tế khác như: sản xuất thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, lấp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hộ thống cấp điện, cấp thoát nước. Theo tác giả John Tribe của cuốn sách “The Economics Of Leisure and Tourism” cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2-3 USD thu nhập gia tăng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, du lịch là gì
No comments:
Post a Comment