Saturday, February 28, 2015

Bún thang của mẹ.

Bài viết cộng tác với afamily.vn 
Bún thang của mẹ

Anh bạn tôi mê bún thang. Không như hàng triệu người Hà Nội khác, sáng sáng anh chiến thắng tiếng chào mời từ hàng chục quán phở trên đường từ nhà đến sở làm, để nghe theo tiếng thúc giục của dạ dày rẽ vào hàng bún thang. Tôi khâm phục sự kiên cường đó của anh, vì ở Hà Nội mà không ăn phở sáng, quả thực là rất khó khăn.  Nếu được hỏi về ẩm thực Việt Nam, phở chắc chắn là món ăn được nhắc tới nhiều nhất. Phở tràn ngập trong các tạp chí ẩm thực, được những đầu bếp hàng đầu thế giới âu yếm gọi tên, được ca ngợi trong những nhà hàng cao cấp bậc nhất. Báo chí và internet đưa tin: “Nếu đến Việt Nam mà không ăn phở thì quả là một thiếu sót”
Nhớ bát bún thang ngày mùng 5 của mẹ 3

Không biết vì lẽ gì, mà bún thang lại lép vế trước phở, dù cả hai món ăn đều mang một phong vị hấp dẫn rất riêng biệt.
Nhớ bát bún thang ngày mùng 5 của mẹ 2


Tôi yêu bún thang vì một nhẽ giản dị: tình thân. Hà Nội có hàng ngàn quán phở ngon, nhưng không có quán bún thang nào ăn vừa miệng tôi bằng bát bún thang hóa vàng của mẹ ngày mùng 5 Tết. Bố tôi thường nói đùa, cái tài của bún thang là tận dụng được hết các nguyên liệu “đầu thừa đuôi thẹo” của một cái Tết dư dả để chế biến thành một món ăn tổng kết, tôi lấy làm phật ý lắm. Bún thang cầu kì với hơn 20 nguyên liệu khác nhau, cách chế biến cũng đòi hỏi tỉ mẩn công phu từ giai đoạn chế nước dùng tới cung cách trình bày, nhân thang bao gồm nào là trứng gà tráng mỏng, lườn gà xé tay dọc thớ, giò lụa thái chỉ, củ cải bóp thấu và ruốc tôm bông. Nước dùng của bún thang lại phải là nước trong, được chắt chiu từ nước luộc xương và tôm he, thêm một hai cánh nấm để lấy cái vị ngọt thanh chứ không ai lại đi dùng mì chính. Ngày Tết đi chơi với lũ bạn về mệt, miệng chưa kịp vòi đã có bà, có mẹ tay năm tay mười tất bật sắp các nguyên liệu vào bát, đủ các sắc màu tròn xoe trên nền bún trắng, mà phải là loại bún rối sợi nhỏ chứ không thô tháp như bún ốc đâu nhé, chan ào một muôi nước dùng nóng hổi. Gắp một miếng bún thang, trong đó là thơm thảo của bàn tay khéo léo tỉ mẩn thái từng nguyên liệu sao cho vừa miệng ăn, lại phải đều tăm tắp, không phân biệt được đâu là bún, đâu là giò, đâu là trứng, thịt. Ba ngày Tết ậm ạch với bánh chưng và giò mà được thưởng thức một bát bún nóng, cảm giác thanh nhẹ lạ thường. Một món ăn thể hiện cả một sự tinh vi của ẩm thực Hà Nội lẫn tính cách cầu toàn của người Hà Nội đến vậy, có lẽ nào lại được bắt nguồn từ lí do “tiết kiệm” hay sao? Cái khác biệt giữa bún thang được bán ngoài hàng trong các khu phố cổ với bún thang nhà làm, là mẹ tôi luôn sắp các thức quà rất ít, có khi con bún chỉ nhỏ như nắm tay trẻ con. Mẹ tôi và các dì lý giải “Bún thang là món ăn chơi, ăn lấy ngon chứ không ai ăn lấy no” tôi cho rằng con gái Hà Nội được dạy như thế thì nói vậy, chứ miếng ngon mà ăn dè thì buồn mồm đến chết mất.

Cái tên bún thang cũng lạ. Ở Hà Nội, mà cũng chả cứ là Hà Nội, ở tất cả các vùng miền khác, bún ăn với thức gì thì thành tên món ấy. Chả thế mà bạn bè quốc tế có thể kể vanh vách bún cá, bún ốc, bún chả, bún mắm, bún bò, bún đậu mắm tôm … thế nhưng đến cái món bún thang thì chịu. Đến giờ vẫn có nhiều tranh cãi về cái tên, không rõ “thang” được mượn trong từ thang thuốc, hay từ thang trong tiếng Hán có nghĩa là canh, mặc dù tôi cũng chả bao giờ không muốn khúc triết rằng tại sao món ăn lại có tên như thế. Chỉ biết, tôi yêu cả phở bò lẫn bún thang. Dù sáng dậy vẫn te tái đi tìm hàng phở ngon nhưng nếu được hỏi Đâu là món ăn đại diện cho ẩm thực Việt, tôi sẽ không khỏi tần ngần khi nghĩ đến bát bún thang ngày mùng 5Tết của mẹ, món ăn đặc biệt nhất đã ru ấm cả tuổi thơ tôi.

















What "falling in love" means?

You don’t fall in love like you fall in a hole. You fall like falling through space. It’s like you jump off your own private planet to visit someone else’s planet. And when you get there it all looks different: the flowers, the animals, the colours people wear. It is a big surprise falling in love because you thought you had everything just right on your own planet, and that was true, in a way, but then somebody signalled to you across space and the only way you could visit was to take a giant jump. Away you go, falling into someone else’s orbit and after a while you might decide to pull your two planets together and call it home. And you can bring your dog. Or your cat. Your goldfish, hamster, collection of stones, all your odd socks.

And you can bring your friends to visit. And read your favourite stories to each other. The falling was really the big jump that you had to make to be with someone you don’t want to be without.

That’s it.

Just some funny articles I wrote 2 years ago, to pull myself together before going to bed. I think it's still true though.



Friday, February 27, 2015

Hỏi-Đáp Koh Samui

Mùa xuân vừa qua, mùa hè chưa kịp đến đã có bao nhiêu inbox của các bạn hỏi tư vấn đi du lịch Koh Samui. Ức chế nhất là những màn hỏi-đáp (miễn phí) diễn ra mấy ngày xong các bạn thẽ thọt "Chị em bảo Phuket đẹp hơn, nên em đi Pattaya đây" ?!?$^%@(*&^

Cảng Nathorn, bến cảng đầu tiên của đảo. Trên đảo có 3 bến cảng ở 3 vị trí khác nhau, phục vụ 3 hãng vận tải khác nhau. Các bạn nên tìm hiểu xem mình đến cùng hãng vận tải nào để biết được bến cảng mình sẽ tới nhé.

Với mình, du lịch nghĩa là lên kế hoạch cẩn thận đi kèm với một chút liều, một chút ngẫu nhiên, không thể nào so sánh chỗ này với chỗ kia để xem chỗ nào đẹp hơn, vui hơn hoặc là hay hơn được. Vậy nên mình xin miễn trả lời các câu hỏi kiểu như Samui với Phuket thì chỗ nào vui hơn, hoặc nên đi Koh Samui hay Koh gì gì khác nhé, tránh làm mất thời gian của cả 2 bên. Nếu các bạn quyết định đến Koh Samui, mình đã chuẩn bị sẵn vài câu hỏi thường gặp dưới đây, hy vọng có thể giải đáp được thắc mắc của các bạn!!!

Q: Thời điểm thích hợp để đi Koh Samui? 
A: Mùa cao điểm ở Koh Samui bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 2. Đây là thời điểm được khách nước ngoài chọn du lịch nhiều để tránh rét, đặc biệt là từ các nước có mùa đông khắc nghiệt, để đón Noel và năm mới dương lịch. Trong khoảng tháng 2 khi diễn ra Tết âm lịch, khách Âu giảm hẳn và thay vào đó là khách Trung Quốc. Trong dịp cao điểm này, giá vé máy bay, giá phòng và giá các dịch vụ khác tăng mạnh, các bạn nên cân nhắc.
Mùa thấp điểm kéo dài từ tháng 3 cho tới tháng 8, nói là thấp nhưng chỉ là thấp hơn dịp cao điểm thôi, chứ không đến nỗi hoang vu không một bóng người. Các bạn có thể check giá phòng một vài khách sạn là thấy ngay sự khác biệt.
Mùa vắng khách nhất là mùa mưa, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11.
Ngoài ra, vào các dịp lễ hội truyền thống của người Thái, giá dịch vụ có thể tăng cao do khách du lịch kéo sang tham quan, ví dụ lễ Songkran tháng 4 hay Loy krathong tháng 11.


Bãi biển Bangrak

Q: Mình có nên đặt phòng trước không? Đặt phòng theo hình thức nào cho tiết kiệm? 
A: Với đa số trường hợp, cách tiện lợi và chắc chắn nhất vẫn là đặt phòng trước qua mạng, qua các website uy tín. Tuy vẫn có trường hợp giá walk-in rẻ hơn giá niêm yết trên web, nhưng hiện tượng này không phổ biến do đa phần các khách sạn đăng kí trên agoda hay booking đều phải cam kết không phá giá. Nếu bạn không vội vàng, bận rộn lắm, đến nơi không quá mệt mà có sức để nghiêng ngó vài địa điểm rồi tự đặt phòng trực tiếp, thì cũng không có vấn đề gì cả.

Review một vài khách sạn ở Bangkok
Du lịch bụi http://blog.hatmem.com/2014/10/review-mot-vai-ia-iem-khach-san-o.html
Du lịch gia đình http://blog.hatmem.com/2015/03/khach-san-tai-bangkok-cho-gia-inh-i.html

Q: Phương tiện giao thông trên đảo gồm những gì?
A: Với phương tiện cá nhân, các bạn có thể dùng passport để thuê xe máy với giá 150-200baht/ngày, hoặc oto với giá 1000-1200baht/ngày. Bằng lái của Việt Nam không được chấp nhận ở Thái, nhưng phần lớn các nơi cho thuê xe không hỏi đến bằng lái. Tính mạng của bạn là do bạn chịu trách nhiệm mà.



Với phương tiện công cộng, các bạn có vài lựa chọn như xe taxi, xe songtheow, xe ôm...
Taxi trên đảo được điều hành độc quyền nên giá rất đắt đỏ, trung bình từ 300-500baht/cuốc. Có những xe làm giá tới 1000baht, nên lời khuyên của mình là tránh xa taxi.
Songtheow là loại xe bán tải được thiết kế chuyên dùng để chuyên chở, chạy tuyến cố định tương tự như xe bus. Các bạn vẫy tay kêu họ dừng lại và nói nơi mình muốn tới, họ sẽ nói giá của chặng đi đó. Thông thường nếu bạn chủ động hỏi, họ sẽ hét giá rất cao, ví dụ 200-300baht/người cho một chuyến từ Bophut đến Chaweng, vậy nên mình khuyên là ước lượng giá vé trước rồi chủ động ngã giá với họ, ví dụ nếu đi 2 bãi biển liền nhau (Bophut- Chaweng hay Chaweng-Lamai ...) thì là 100baht, đi lưng chừng ở giữa thì 50baht mà thôi.
Xe ôm là phương tiện di chuyển khá tiện lợi. Không khác gì Bangkok hay các nơi khác, các bạn sẽ phải mặc cả chút chút, ví dụ họ nói 150baht thì mặc cả 100baht, hoặc 120baht/xe/người.

Q: Có nên thuê xe máy chạy không?
A: Tất nhiên là CÓ, vì tự túc phương tiện đi lại bao giờ chẳng tiết kiệm và chủ động hơn. Tuy nhiên các bạn cần hết sức lưu ý khi di chuyển bằng xe máy tại đây. Mình mới sang đây cũng bị hoảng hồn vì các bạn Thái Lan di chuyển với tốc độ rất nhanh, xe máy lên tới 50km/h, ôtô lên tới 80-100km/h, bởi 2 lí do: 1- Người dân tham gia giao thông có ý thức, di chuyển đúng phần đường của mình, không lạng lách cướp là. 2- Các con phố rất dài và thẳng nên xe tăng tốc thoải mái mà không lo giảm tốc dừng đèn tín hiệu. 
Người Việt Nam mình có thói quen tham gia giao thông rất ẩu, không kiên nhẫn, lấn làn, vượt không tín hiệu, bấm còi vô tội vạ... dễ gây tai nạn cho chính mình và những người xung quanh. Vì vậy, các bạn nếu có thuê xe, thì nên di chuyển ở tốc độ vừa phải, đi theo làn quy định, không lấn qua trái qua phải và đặc biệt là kiên nhẫn chờ xe nếu cần quay đầu xe hoặc vượt, mình đã chứng kiến nhiều trường hợp vì nôn nóng, muốn qua đường nên vượt cố, xe ở làn đối diện đi thẳng với tốc độ cao không dừng kịp và xảy ra tai nạn.

Q: Bên đó có yêu cầu đội mũ bảo hiểm không? Nếu bị công an bắt thì có đút lót được không? 
A: Mũ bảo hiểm chỉ yêu cầu bắt buộc với người lái xe, người ngồi sau không bị yêu cầu đội mũ bảo hiểm. Trên đảo có 2-3 nơi có chốt kiểm tra ngẫu nhiên, người vi phạm sẽ bị thu trực tiếp 300baht cho mỗi lỗi vi phạm, không có chuyện bị bắt xe hay đút lót gì nhé.



Q: Nên chọn khách sạn ở bãi nào?
A: Nếu các bạn nhìn trên bản đồ trên sẽ thấy: Chaweng là bãi biển nhiều khách sạn nhất. Chaweng là một bãi biển đẹp, lại gần sân bay nên phát triển sớmn, nhanh và đông đúc nhất. Các quán bar, club, chợ đêm, nhà hàng, các khu giải trí mở đến tối muộn, trong đó Ark bar, Cha cha moon và tổ hợp club ở khu vực Green Mango được coi là sôi động nhất. Nếu muốn yên tĩnh hơn mà vẫn không quá xa chỗ vui chơi, các bạn có thể cân nhắc Meanam, Bophut (chỗ mình đang ở), Bangrak , Lamai, Choengmon. Chợ đêm chạy lòng vòng quanh đảo nên các bạn cũng không cần lo tối tối không có gì chơi. http://blog.hatmem.com/2015/02/cho-em-o-koh-samui.html
Nửa còn lại của đảo, từ Hua Thanon kéo dài đến tận Nathorn, khá yên tĩnh và vắng vẻ, đặc biệt thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng với nhiều villa cao cấp biệt lập trên núi. Một số địa điểm tham quan như Mummified monk, Namuang water fall, Tiger zoo, Coconut farm, cũng nằm ở phía này, các bạn có thể tự túc tham quan.

Hoàng hôn ở phía Tây của Koh Samui luôn rực rỡ như thế này đây
http://blog.hatmem.com/2015/02/sunrises-and-sunsets-in-koh-samui.html



Q: Ở đâu ăn hải sản ngon và rẻ?

A: Hải sản ở đây có loại rẻ hơn ở nhà, ví dụ cá hồi, nhưng cũng có loại đắt hơn, ví dụ như bề bề.  Kinh nghiệm của mình là cứ vào nhà hàng chọn món nào rẻ hơn ở nhà mà chén thôi :))
Sabeinglea là một nhà hàng mình ưa thích dù giá không được bình dân cho lắm, trong đó có món Yum pla dook fu (nộm cá trê chiên xù) Goong ob woonsen (miến tôm nướng) Hormok Thalay (hải sản bọc giấy bạc nướng) là mấy món mình thấy ngon miệng, vừa mang hương vị Thái, vừa dễ ăn với khẩu vị người Việt Nam. Sabeinglea có 2 chi nhánh, một nằm trong khu trung tâm thương mại mới mở có tên "the WHARF", một ở bãi Lamai.

Tận hưởng những tia nắng cuối cùng trong ngày theo một phong cách rất dân chơi với du thuyền Endless Summer


Hẹn gặp các bạn ở các phần hỏi-đáp sau!



Bah ku teh - sườn hầm thuốc bắc.


Bah ku teh là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, các phiên bản của nó có mặt rộng rãi các quốc gia Đông Nam Á, trong đó nổi bật có Malaysia và Singapore, hai quốc gia có lượng người Hoa đông đảo. Cái tên Bah ku teh dịch ra có nghĩa là Thịt-xương-trà, trong đó 'thịt' và 'xương' là nguyên liệu chính của món ăn được hầm nhừ trong thuốc bắc. Theo cách phục vụ truyền thống, món ăn này sẽ được thưởng thức kèm một ly trà Ô long đậm đặc, do đó từ 'trà' được đưa vào vào tên gọi của món ăn này thành một công thức ẩm thực hoàn chỉnh. Bah ku teh có thể với với cơm, mì, chấm quẩy hoặc ăn suông như canh. Đây là một món ăn bổ và dễ chế biến, thích hợp cho gia đình có người lớn tuổi, người ốm cần bồi bổ cơ thể.


Nguyên liệu chế biến cho 04 người ăn
- Sườn thăn : 01 kg.
- Thuốc bắc : 22g đại nguyên thục, 22g nhân bì, 22g thổ phục linh, 22g sinh địa. Các bạn có thể mua sẵn gói thuốc bắc trong siêu thị, hoặc ở các hàng thuốc nam.
-  Hoa hồi 3 cánh, quế 1 mảnh, hạt mùi 1 thìa canh nhỏ, tỏi 5 tép, tiêu sọ 10 hạt, nấm hương 10 cánh. Đây là gia vị gia giảm để tạo mùi và hương vị khác với món sườn hầm thuốc bắc của Việt Nam, các bạn có thể cho vào hoặc không, tùy khẩu vị.
- Nấm tươi (nấm Đông Cô, nấm rơm, nấm mỡ,...) : 200gr
- Xì dầu, tương đen, muối, đường

Cách chế biến

- Sườn mua về rửa sạch, để nguyên miếng. Với gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già, các bạn có thể thay thế sườn bằng thịt vai heo, tuy nhiên vẫn cần có xương lợn để ninh lấy nước ngọt.


- Gừng cạo sạch thái lát, tỏi, tiêu đập dập. Thả tất cả các nguyên liệu khô vào 2 lít nước, đun sôi trong vòng 30 phút.


- Nêm 2 thìa gia vị, 1 thìa đường, 2 thìa xì dầu, 2 thìa tương đen nếu có, thả sườn lợn vào, bật nhỏ bếp và hầm liu riu trong khoảng 2-3 tiếng. Nấm đông cô thái miếng mỏng, thả vào trước khi tắt bếp 30 phút.



Malaysia và Singapore chịu ảnh hưởng mạnh của ẩm thực Trung Quốc nên thường hầm sườn rất nhừ, trong khoảng 4 tiếng hoặc hơn. Vì mình không thích ăn dừ tơi nên chỉ hầm trong khoảng 2 tiếng, sau đó tắt bếp và để nguyên sườn trong nồi thêm 30 phút, khi nào ăn thì đun sôi trở lại. Chúc cả nhà ngon miệng :*

Tuesday, February 24, 2015

Bề bề rang me

 Bài viết cộng tác với Đẹp Online

Hôm kia đi bơi thấy thuyền ngư dân mới đánh bắt về bày bán hải sản ê hề trên đường, em khoái quá liền sà vào ngay. Ăn bề bề Vân Đồn, Quảng Ninh cũng mấy lần rồi nhưng chưa thử chế biến bao giờ, em cũng liều mua 1kg vì ngửa bụng lên thấy hồng hồng toàn là trứng. Phần trứng bề bề chắc và bùi như trứng cá, chứ không mềm như gạch tôm hay gạch cua, nhưng bề bề trứng thì thịt không chắc, ai muốn ăn loại chắc thịt thì đành nhịn cái món trứng vậy.




Bề bề, hay còn gọi là tôm tít, có độ đạm cao hơn thịt cá thông thường, nhiều người ăn không hợp, có thể bị mệt, hoặc ốm nôn nao người do sốc đạm, cả nhà nên cẩn thận. Khi mua, cũng giống như mua tôm cá, chọn con chắc thịt, bóp không thấy bị óp. mắt trong, màu sắc trên thân còn nguyên, không ngả màu. 


1. Bề bề tươi mua về rửa sạch, đặc biệt là phần chân bụng.  Cắt bỏ đầu và ngạnh gai hai bên, luồn kéo cắt mở phần bụng. Lần đầu em làm không có kinh nghiệm nên đã không cắt bỏ ngạnh gai, lúc ăn thỉnh thoảng bị cứa vào khóe miệng rất khó chịu. 


2. Trộn bột chiên với chút muối, tiêu và vừng. Thả bề bề vào xóc cùng bột. Một số công thức trên mạng chỉ chiên bề bề chứ không xóc với bột, cũng không ảnh hưởng gì cả. Nhưng nếu chiên với bột, về sau khi đun cùng sốt, phần sốt bám vào bột nhiều hơn nên đậm đà hơn. 




3. Dùng chảo sâu lòng chiên bề bề tới khi chín vàng, chú í chiên kĩ phần bụng để thịt được rắn, khi ăn sẽ bóc tách phần thịt được dễ dàng hơn. Vớt bề bề ra giấy thấm dầu 


4. Chắt bỏ dầu, đổ nước sốt gồm ba thìa thịt me dầm 100ml nước ấm, hai thìa đường, một thìa cafe muối va đun nhỏ lửa trong chảo tới khi sánh thì thả bề bề đã chiên vào, tăng nhiệt độ bếp và đảo đều tay cho ngấm



5. Trang trí bằng chút ớt và tiêu, dùng nóng. 



Dài dòng là vậy chứ thực ra chế biến món bề bề rang me này rất đơn giản, chỉ khoảng 30 phút. Chế biến một đĩa chục con thì vừa xem fim vừa nhâm nhi cả buổi tối. Chúc cả nhà ngon miệng


Monday, February 23, 2015

Bánh tét tình quê

Ngày 17/02/2014 (nhằm ngày 27 Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015) tại huyện Châu Thành (Bến Tre) đã diễn ra chương trình “Bánh tét tình quê” do Nhà Hàng Làng Bè của công ty TNHH dịch vụ Du lịch Văn hóa ẩm thực Ba Cây Dừa phối hợp cùng Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre đã tổ chức gói bánh tét tặng người nghèo ở hai xã An Khánh và Tân Thạch nhằm giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời tham gia cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; trong đó tái hiện phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Việt Nam 

Khi những nụ mai vàng bắt đầu hé nở, cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân mới đến trên vùng đất Nam Bộ. Lúc này, ở mỗi gia đình, nhà nhà đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để đón chào một mùa xuân mới. Ngoài những món ăn quen thuộc như: dưa chua, củ kiệu, thịt heo kho trứng, tôm khô, bánh mứt, cùng mâm ngũ quả ngày Tết, một trong những món đặc trưng không thể thiếu trong dịp tết của người dân Nam Bộ là món bánh Tét với đủ hương vị mặn, ngọt. Đó là bối cảnh truyền thống từ lâu đời nay của người dân miền Tây Nam Bộ.

Trong xã hội hiện nay một số lễ nghi và thói quen tập quán cổ truyền đã dần đi vào quên lãng, nhất là giới trẻ càng lúc càng xa rời những tập quán tốt đẹp của cha ông ngày xưa. Nấu bánh Tét ngày Tết cũng rơi vào trường hợp như vậy, ngày bị mai một dần do công việc chiếm quá nhiều thời gian, nên đến ngày Tết thay vì quây quần bên nhau nấu một nồi bánh Tét để cúng Ông Bà và để dành dùng cho dịp đón tiếp khách trong những ngày xuân, thì phần lớn dân đô thị chọn cách đặt mua những đòn bánh Tét đã nấu sẵn bằng công nghệ mới mang về cúng và sử dụng; ngay cả ở vùng thôn quê cũng không ngoại lệ.

Để đi vào ký ức từng người, nhất là giới trẻ hiện nay cần gìn giữ phong tục tập quán của cha ông, chương trùnh nấu bánh Tét nhằm chia sẻ những khó khăn của nhân dân nghèo vùng nông thôn để cùng vui xuân Ất Mùi 2015 tại Châu Thành - Bến Tre, những nghệ sĩ từ TP. Hồ Chí Minh đã tham gia một chương trình hết sức thiết thực đã tạo được sinh khí sôi động của những ngày chuẩn bị đón xuân. Các nghệ sĩ đã đem đến người dân nghèo vùng nông thôn một chương trình văn nghệ đặc sắc, một món ăn tinh thần mà họ chia sẻ trong những ngày xuân sau một năm lao động vất vả. Đặc biệt là họ đã tham gia gói từng đoàn bánh và đến tận tay từng đối tượng thật sự có hoàn cảnh nghèo khó. 

Sáng sớm họ đã tham gia đi rọc lá chuối mang về phơi nắng cho lá hơi héo và dai; rồi tham gia lau lá, ướp thịt để làm nhân bánh, sau đó xào sơ lên cho chín và treo phơi nắng; họ vo nếp và đậu xanh để chuẩn bị gói bánh; người lớn tuổi chỉ dẫn cho lớp trẻ cách gói từng cái bánh Tét; rồi từng nồi bánh tét bắt đầu nổi lửa nấu bánh. Muốn bánh ngon lửa phải được giữ riu riu không được lớn quá, đây là một kỳ công nữa đó là thời gian ngồi chờ nồi bánh rất thú vị. Trong lúc ngồi chờ nồi bánh thì các nghệ sĩ và nhân dân địa phương bắt đầu đờn hát cho nhau nghe.

Tiếng ca, tiếng đàn theo kiểu đờn ca tài tử Nam bộ đã vang lên trong đêm 28 Tết và cũng đã giữ chân những người dân và nghệ sĩ lại với nhau bên nồi bánh Tét. Sáng ngày 17/2/2015 (29/12 ÂL) từng đòn bánh Tét sẽ được đưa lên đoàn xe ngựa cùng các nghệ sĩ đi trao tặng cho bà con nghèo, hoàn cảnh khó khăn để cùng đón Xuân, một mùa Xuân ấm áp nghĩa tình.
Nghệ sĩ tham gia rọc lá chuối
Nghệ sĩ tham gia gói bánh tét
Cảnh hoàng hôn của không gian Nhà hàng Làng Bè nơi tái hiện "Bánh tét tình quê"
Đờn ca tài tử bên nồi bánh tét
Bánh tét và nghệ sĩ lên xe ngực sẵn sàng để khởi hành đi tặng quà
Đoàn nghệ sĩ đã đến xã An Khánh - Châu Thành - Bến Tre
Bánh tét đến tận người nghèo xã Tân Thạch
Nghệ sĩ tặng quà và hát chúc mừng xuân
Chương trình đã gói 600 đòn bánh tét tặng cho người nghèo, mỗi đoàn tương đương hơn một ký, với sự khéo léo của những người lành nghề tại địa phương với sự góp phần của bàn tay nghệ sĩ đã giúp cho đoàn bánh tét vừa đẹp vừa ý nghĩa. Một hoạt động thể hiện nét truyền thống văn hóa, đạo lý lá lành đùm lá rách, một nắm khi đói bằng một gói khi no, cùng yêu thương, đùm bọc, sẻ chia niềm vui, nổi buồn là một hoạt động cộng đồng hết sức thiết thực trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Trong hoạt động đã có sự tham gia của các đơn vị bảo trợ thông tin như Công ty truyền thông Đa phương tiện Media DMT, Hãng phim Xuân Phước, kênh truyền hình HTV7, VTV1, Đài Truyền hình Bến Tre và Báo Đồng Khởi Bến Tre. Các mẹ, các chị lành nghề về gói bánh tét tại địa phương hướng dẫn các anh em nghệ sỹ, ca sỹ, Hoa hậu, Á hậu, người mẫu… từ TP.HCM và thanh, thiếu niên tại địa phương tham gia hoạt động tái hiện phong tục văn hóa đón tết của dân tộc Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng nhằm truyền tin trong những ngày Tết Nguyên đán 2015 làm tiền đề cho những năm tiếp theo trong hoạt động xúc tiến Du lịch. 
Đài truyền hình VTV1 chuẩn bị phát sóng trực tiếp chương trình Bánh tét tình quê
Các hội nhiếp ảnh của Điện ảnh Việt nam và các tỉnh đến chụp hình, quay tư liệu truyền thông, quảng bá cho hình ảnh Đất và Người Châu Thành nói riêng và Bến Tre nói chung. Đây là hoạt động lưu lại những hình ảnh văn hóa đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch cho địa phương vùng sinh thái sông nước miệt vườn của quê hương Đồng Khởi./. 

Friday, February 20, 2015

Sunrises and Sunsets in Koh Samui.



There's a sunrise and a sunset every single day, and they're absolutely free. Don't miss so many of them.”


Chilling morning air, little cloud that floats like a pink feather from some gigantic flamingo, I'm sure people have thoughts on this. Koh Samui’s beach towns wake up slowly, so early-risers can look forward to enjoying beaches with just a few local dogs and busy fishermen. For those who love bathing in the very first sunlight of a day, let Matthew Tong, a Koh Samui-based freelance photographer, share some of his favorite spots.


Sunrises at Hin Ta – Hin Yaioffer a very beautiful spectacle; the water was quite unruffled, but the motion communicated by the tides was so great that, although there was not a breath of air stirring, the sea heaved slowly with a grand and majestic motion.



Bophut - Sunrise here looks spectacular in the nature, in the photos, in the paintings, because it really is spectacular! You can say it is the most precious gold to be found on Earth. A glitter of purple and silver wonder in a vast edifice of stone and space. It paints the sky with pinks that slowly turn the colour of the clouds into peaches, cool to warm, like the progression from childhood to old age.



Sunset is the day's last loveliest smile. It is Koh Samui’s most spectacular show, whether you’re planning to take the perfect sunset photos, island excursions, a twilight proposal, or sunset dinner, follow Matthew's footprints to Nathornpier. 
 



The sunset here never fails to impress visitors even in the most cloudy days. You can take it in a variety of ways: while running, walking, biking or simply observing. What better way to practice being aware of the present moment than by watching the literal passing of time as the sun sinks below the horizon?


The second place goes to Taling Ngam. The landscape features both the sea and mountain, and the sea in this area boasts beautiful underwater jungle of seaweeds. The dawns here are so awe that you'll no longer feel compelled to see it through a screen







In Samui, happy hour at the bar is 5:00-9:00pm but there will be no fix happy-hour for sunrise and sunset. Good news is you early-risers don't have to sleep with the roosters to know when they wake up. For January and February, dawns and sunsets usually come after 6:15. For March and April, dawns starts from 6am and sunrises come about 20 minutes after. After May, dawns will come earlier at 5:30 and sunrises starts around 6am. If beach yoga or morning walk is your thing, set off around 7 am.




For sunsets, from February to September, the sun sets around 6:30; from October to January, you will have to say goodbye to the last daylight at 6pm. If you are here for your wedding, the perfect time frame for your ceremony is 5:00pm!












Sunday, February 1, 2015

Làng nghề bó chổi Mỹ An góp phần phát triển du lịch huyện Thạnh Phú

Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, làm cho diện mạo kinh tế - xã hội xã Mỹ An (Thạnh Phú) ngày càng chuyển biến rõ nét, khai thác phát triển kinh tế du lịch huyện nhà là những gì mà làng nghề bó chổi Mỹ An mang lại.

Niềm vui nơi làng nghề bó chổi

Từ thành phố Bến Tre xuôi theo quốc lộ 60, qua cầu Hàm Luông, đi thẳng hơn 60 km du khách sẽ đến với xã Mỹ An - huyện Thạnh Phú, một xã cù lao với địa hình sông nước, kênh rạch chằng chịt được tách ra từ 02 xã Mỹ Hưng và An Thạnh trước đây. Nơi đây, có một làng nghề bó chổi vẫn được người dân giữ gìn và phát triển cho đến hôm nay. 
Những sản phẩm thủ công truyền thống nơi làng nghề bó chổi Mỹ An
Đến đây, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy những người nghệ nhân, các thợ thủ công lành nghề, nhanh thoăn thoắt làm nên những cây chổi được bó thật đều, thật chặt và đẹp mắt. Nghề bó chổi nằm rải rác ở các ấp trong xã nhưng tập trung nhiều nhất là ở ấp An Hòa - điểm xuất phát đều tiên ở làng nghề. Lúc đầu chỉ có một vài hộ làm với hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở địa phương. Đến năm 2006, nghề bó chổi ở ấp An Hòa bắt đầu phát triển mạnh và trở thành nơi cung ứng sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước và đặc biệt trong thời gian gần đây còn xuất sang thị trường Campuchia, Lào. 

Năm 2011, làng nghề bó chổi ấp An Hòa - Mỹ An được công nhận là làng nghề tiểu thủ công nghiệp thứ 18 của tỉnh Bến Tre, mở ra một hướng mới cho việc phát triển sản phẩm làng nghề, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Năm 2012, làng nghề bó chổi Mỹ An được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi để làng nghề bó chổi Mỹ An phát triển, đưa sản phẩm của mình vươn xa hơn nữa. 

Hiện tại, làng nghề bó chổi Mỹ An có hơn 200 hộ tham gia nghề bó chổi và có hơn 30 cơ sở sản xuất với quy mô lớn. Hàng năm, làng nghề bó chổi Mỹ An xuất hơn 1 triệu sản phẩm các loại ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Để có đủ nguyên liệu cọng lá dừa nhằm phục vụ cho sản xuất, ngoài nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, các cơ sở sản xuất ở đây còn thu mua thêm nguyên liệu từ các nơi khác như: Mỏ Cày, Ba Tri, Châu Thành, Tiền Giang,… Làng nghề bó chổi Mỹ An vừa giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương cho gần 500 lao động tại chỗ, doanh thu đạt được từ 22 - 25 tỉ đồng, Năm 2013, làng nghề đã xuất bán trên 8,5 triệu sản phẩm các loại, giải quyết việc làm cho hơn 618 lao động trong đó lao động thường xuyên là 493 và lao động thời vụ là 125 người. Mỗi lao động bó chổi bình quân khoảng 2 triệu đồng/tháng. 

Về làng nghề bó chổi Mỹ An, đi từ đầu làng đến cuối làng đâu đâu cũng có hình ảnh của người bó chổi, có nhiều hộ gia đình từ người lớn đến trẻ em đều biết bó chổi, ở một số cơ sở sản xuất thì đông đúc hơn, không khí làm việc luôn nhộn nhịp và rộn rã tiếng nói cười. Đây là cơ hội để địa phương đầu tư phát triển bền vững nghề truyền thống này. 

Nhiều điều kiện phát triển du lịch

Mỹ An với lợi thế sông nước hữu tình, con người hiền hòa mến khách. Huyện Thạnh Phú đang đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút thu khách về với huyện biển Thạnh Phú. Nhiều di tích văn hóa - lịch sử quan trọng như: Di tích nơi xuất binh của tiểu đoàn 516, ở Đại Điền, nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, di tích đường Hồ Chí Minh trên biển đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre công nhận là khu du lịch địa phương, trong đó điểm nhấn là du lịch cồn Bửng (Thạnh Phong) đang ngày càng thu hút thu khách. Ngoài ra, Thạnh Phú còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: Làng nghề đúc lu Hòa Lợi, chằm nón ở Mỹ Hưng, bánh dừa Giồng Luông, một đặc sản mang hương vị quê hương xứ dừa, … góp phần cho sự phát triển du lịch. Thạnh phú đang đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng nhiều chương trình tham quan hấp dẫn để thu hút du khách trong đó chú trọng khai thác các loại hình du lịch như: Du lịch biển, du lịch văn hóa- lịch sử, du lịch làng nghề.

Trong điều kiện phát triển du lịch của Bến Tre hiện nay, loại hình du lịch làng nghề đang dần khẳng đỉnh sự phát triển mới như một xu hướng tất yếu. Vì vậy, làng nghề bó chổi Mỹ An nếu khai thác tốt những điều kiện này sẽ vừa phát triển mạnh làng nghề của mình thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường, đồng thời sẽ thu hút được khách du lịch tham quan tạo thêm một nguồn thu nhập ổn định từ du lịch, khách đến tham quan làng nghề vừa được trải nghiệm sản phẩm nơi làng nghề, xem nghệ nhân biểu diễn, vừa mua sản phẩm làng nghề tại chỗ, sản phẩm nơi làng nghề sẽ được xúc tiến, quảng bá thông qua các chương trình du lịch./. 

Hương vị quê nhà - Đậm đà các món ngon từ cá chẽm

Khi mùa nước nổi về, không chỉ có sản vật trời phú là cá linh mà còn có cả bông điên điển, bông so đũa,... mang hương vị “hương đồng cỏ nội”, chế biến nên những món ăn đặc sản vùng sông nước miền Tây hết sức độc đáo. Trong đó, một loài cá mang tên “cá chẽm” một sản vật cũng nổi tiếng không kém khi đến với miền sông nước Cửu Long. Bến Tre, quê hương tôi cũng có sản vật này, là một món quà ẩm thực hấp dẫn cho du khách gần xa, được chế biến thành nhiều món ăn ngon trong thực đơn ở các nhà hàng từ bình dân đến sang trọng. 

Món quà của biển

Quê tôi vùng đất biển, lâu lắm rồi mới có dịp trở lại. Theo các lão cao niên ở quê, cá chẽm có quanh năm, nhưng mùa đánh bắt cá chẽm chính từ tháng 9 đến tháng chạp (âm lịch), khi mùa gió chướng bắt đầu thổi mang theo những làn gió mát rượi từ biển vào làm cho lòng người như nôn nao chuẩn bị đón một mùa xuân ấm áp đã về. Xứ biển quê tôi, mỗi khi vào mùa đánh bắt cá chẽm, bà con ngư dân ai cũng hối hả chuẩn bị các ngư cụ cần thiết để chuẩn bị vào vụ cá như: lưới, cần câu để câu cá chẽm.

Mặt trời càng lúc càng lên cao, từng chiếc ghe chở những đoàn người lần lượt ra biển để vào vụ đánh bắt cá chẽm, nắng chói chang không thương tiếc làn da, nhưng chẳng ai lấy làm mệt nhọc. Nghề lưới cá chẽm cũng rất vất vả lắm, đòi hỏi ngư dân phải có kinh nghiệm, biết giăng lưới như thế nào cho đúng, giăng lưới vào thời điểm nào và giăng ở đâu để bắt được cá chẽm nhiều nhất. Loại cá này có thể đánh bắt ban ngày nhưng đa số ngư dân biển thích giăng lưới vào chiều tối và gỡ lưới lúc hừng sáng để kịp đưa hàng ra chợ bán cho các thương lái vì cá sẽ tươi hơn, cá không bị ương, bán cho thương lái được giá cao.

Người quê tôi hầu như không khi nào lo thiếu vắng cá tươi trong bữa cơm hằng ngày với các loại cá vùng biển như: cá mú, cá rô phi, cá đối, cá chẽm,, cá nâu... và nhiều loại cá khác. Về quê, thích nhất là được đi câu cá chẽm, chiều về được vài ký cá chẽm ngon biếu mẹ chế biến thành những món ngon độc đáo vùng biển như: Cá chẽm sốt cà, cá chẽm nấu canh chua bông so đãu đũa, cá chẽm chưng tương hay món cá chẽm nướng cuốn bánh tráng,... Nhưng độc chiêu nhất vẫn là món cá chẽm nấu canh chua. Nguyên liệu chính là: Cá chẽm, hành lá, ngò gai, giá đỗ, ớt, bạc hà, cà chua, me sống, thế là được một nòi canh chua trọn vẹn. 
Cá chẽm - Một loại cá được chế biến thành nhiều món ngon
Mẹ nói, muốn có một nòi canh chua ngon “đúng điệu” thì phải làm đúng theo mỗi công đoạn. Nước me kèm theo hai trái ớt giã nát, đợi sôi vài dạo, thả từng lát cá vào. Cá vừa chín tới, cho vào tiếp khóm, bạc hà đã cắt miếng vừa ăn. Tiếp theo là cà chua, nêm nếm vừa miệng và nhanh tay tắt bếp vì cà mau chín. Rải hành, rau ngò và thêm vài lát ớt vào nồi, mùi thơm dậy lên nức mũi...

Gắp một miếng cá chẽm thơm ngon chấm vào chén nước mắm cay, tôi cảm nhận được hương vị thơm ngon của cá, vị chua của me, vị nồng cay của ớt, tất cả hòa quyện vào nhau làm nên một món chanh chua độc đáo, cảm nhận trọn vẹn món quà về từ cửa biển... 
Món cá chẽm hấp luôn hấp dẫn du khách
Chế biến nhiều món ngon từ cá chẽm

Cá chẽm là loại cá có giá trị kinh tế cao, thịt rất thơm ngon, nên mỗi khi có dịp về quê vùng cửa biển, tôi lại được thưởng thức các món ngon được chế biến từ cá chẽm do chính tay mẹ nấu, được cảm nhận hương vị đậm đà của một loại cá như một sản vật trời phú từ biển cả. Cảm giác như được tìm về với những kỉ niệm thời tuổi thơ gắn liền với miền đất biển quê nhà. Giờ sống ở thành phố với biết bao tất bật của cuộc sống nhưng tôi vẫn thèm cái cảm giác được mẹ nấu cho một tô canh chua cá chẽm “đúng điệu” vùng sông nước miền Tây.

Không chỉ có ở quê mới được thưởng thức món ngon này, mà hiện nay tại các nhà hàng cũng chế biến cá chẽm thành nhiều món ngon độc đáo để phục vụ thực khách như: lẩu cá chẽm canh chua bông so đũa, cá chẽm chiên giòn, cá chẽm chưng tương,…Ngon nhất phải kể đến món cá hấp, có thể là hấp hành, hấp tuơng, cho đến hấp cải bẹ xanh, món nào cũng ngon tuyệt. Món cá hấp ngon và có hương vị đặc biệt lôi cuốn thực khách bởi có sự phối hợp tinh tế giữa gia vị và nhiều nguyên liệu tỉ mỉ, tạo nên một thứ hương vị quyến rũ, độc đáo riêng.

Trước hết, phải chọn cho được những con cá tươi, làm sạch, để ráo và ướp gia vị cho thấm đều. Sau đó, cho hành lá rải đều trên mặt, đem đi hấp cách thủy, tất cả hương vị quyện vào nhau thật độc đáo, món nào cũng hấp dẫn. Hấp xong, mở nắp nồi, điểm thêm vài cọng ngò rí và vài lát ớt xắt, chỉ cần nhìn sắc màu hài hòa và nghe hương vị đậm đà bốc lên cũng cảm thấy ngất ngây, ăn cá chẽm ngon nhất là lúc nóng. Chúng ta có thể chan nước này với bún hoặc cơm vừa lạ miệng vừa khoái khẩu hoặc ăn với bánh tráng cuốn, chắc chắn sẽ hài lòng thực khách với món cá chẽm hấp, đúng thật là món ăn có sức hút kì lạ./.

Chợ đêm ở Koh Samui.



Koh Samui là một hòn đảo nhỏ. Với diện tích khoảng gần 230 km2, tức là chỉ nhỉnh hơn 1/3 đảo Phú Quốc, bạn có thể dễ dàng đi vòng quanh Koh Samui bằng xe máy khoảng 4-5 lần trong một ngày. Thế nhưng với một người đã trót yêu Koh Samui tới mức chuyển hộ khẩu ra đảo ở như mình, thì hòn đảo lại trở nên quá lớn đến mức, dù đã ở đây tới tháng thứ 7, vẫn có những nơi mình chưa đặt chân tới, hoặc vô cùng ngỡ ngàng thích thú khi đặt chân tới. 

Đảo không có nhiều người Việt Nam, với khái niệm "nhiều" ở đây tức là "hơn một người". Mình biết các bạn Việt Nam vẫn mày mò sang đây, island hopping qua 3 đảo là Koh Tao-Koh Phangan (nổi tiếng với Fullmoon party)-Koh Samui nhưng đáng tiếc là từ hồi ra đây ở đến giờ chẳng gặp ai. Hôm rồi qua Immigration làm visa, ngó qua cái list tạm trú thấy tên Dương Vũ Hoàng Anh chỏng chơ trong mục Vietnamese mà vừa buồn cười vừa tủi. Thôi thì cứ biết là có một người Việt Nam ở đây đi, rồi dần dần người Việt Nam sẽ qua đây nhiều hơn, ha?

Mấy thông tin về ăn chơi trên mấy trang web nhiều quá trời, mà các bạn chủ yếu đi kiểu island hopping nên di chuyển check-in như ăn cướp, không có thời gian tham quan được hết, càng khó cảm nhận được Koh Samui đáng yêu cỡ nào. Vì vậy, mình sẽ dần dà chia sẻ về cuộc sống của mình ở đây, với hi vọng có thể giúp các bạn du lịch qua đây được dễ dàng hơn, và cũng để trả lời thắc mắc của nhiều người về quyết định "dọn ra đảo ở" quá ư là đột ngột của mình 

Về cách di chuyển đến Koh Samui, mình đã có nhắc đến trong một bài viết trước đây  http://blog.hatmem.com/2014/07/5-li-do-e-en-koh-samui.html xin tóm tắt lại là có 4 cách
1. bay thẳng bằng Bangkok Air
2. bay bằng Nok air hoặc Air asia đến tỉnh Surat Thani rồi đi phà ra đảo
3. đi bus/tàu hoả đến tỉnh Chumphon rồi đi phà/tàu thuỷ ra đảo
4. đi bus/tàu hoả đến tỉnh Surat Thani rồi đi phà/tàu thuỷ ra đảo

Nếu bạn nào cần tư vấn lịch trình đi từ Bangkok hoặc Phuket qua Koh Samui sao cho phù hợp, có thể email hoặc inbox cho mình. Mình không phải là tư vấn viên du lịch nên không tính tiền tư vấn, chỉ có một yêu cầu duy nhất là phép lịch sự tối thiểu, khiêm tốn chào hỏi và cảm ơn. Tính mình nguyên tắc như vậy, ai thấy chướng vui lòng miễn liên lạc :) 

Quay trở lại nhiệm vụ vui chơi khi ở trên đảo, như tên gọi của bài viết này, mình viết về Koh Samui night markets - Chợ đêm ở Koh Samui, chợ đêm chứ không phải chợ họp theo tuần, chợ sáng, chợ tối, chợ hải sản hay là chợ nhỏ lẻ trong khu dân cư. Cần phân biệt như thế vì Koh Samui có nhiều chợ, lại thi thoảng họp ở các địa điểm gần gần nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Chợ đêm ở Koh Samui di chuyển vòng quanh đảo 7 ngày 1 tuần, liên tục 4 tuần 1 tháng, 12 tháng một năm để phục vụ khách du lịch. Bạn có thể từ lịch này mà lên kế hoạch thăm thú sao cho đỡ phải di chuyển xa nơi ở của mình nhé.  


Link tiếng Anh kèm ảnh minh họa ở đây http://blog.hatmem.com/2015/01/night-markets-marathon-in-koh-samui.html

Thứ Hai + thứ Ba: chợ họp ở bãi Chaweng. Sở dĩ Chaweng được ưu đãi tới tận 2 ngày vì đây là khu vực thu hút nhiều khách du lịch nhất với hàng nghìn nhà nghỉ lớn nhỏ gói gọn trong chiều dài 5km của bãi này. Khu vực này cũng có 2 chợ đồ ăn mở cố định cạnh hồ Chaweng (Chaweng lake-chiếc hồ duy nhất được in trên bản đồ), nên các bạn ở khu vực này có thể đi chơi vào tất cả các tối.

Thứ Tư: bãi Choeng Mon. Choeng Mon là mỏm phía Bắc của đảo Koh Samui, khá gần với địa danh Big Buddha, nơi tụ tập của khá nhiều khách sạn quy mô lớn dành cho khách du lịch theo đoàn. Nếu không thuê khách sạn ở khu vực này, các bạn có thể dễ dàng tiếp cận chợ bằng xe máy từ khu vực Bang Rak hoặc Chaweng trong khoảng 15-20p. Nếu các bạn ở xa hơn, Bo Phut hoặc Lamai thì nên cẩn thận vì đường về sẽ khá vắng vẻ và tối. 

Thứ Năm: bãi Meanam. Trong vòng 2 năm trở lại đây, Meanam được khá nhiều khách du lịch quan tâm khi Chaweng đã trở nên quá tải. Bãi biển Meanam đẹp hiền hòa và khá vắng vẻ, lại không quá xa khu vực cảng Nathorn cũng như tiện nghi mua sắm ở khu BoPhut. Chợ đêm Meanam khá đông vui với nhiều gian hàng artsy handmade. 


Thứ Sáu: BoPhut-Fisherman's village. Đây đã từng là một cảng cá của người dân trên đảo, nhưng do sự phát triển quá nhanh của du lịch, cảng cá đã được di dời về phía cuối bãi Lamai, nhường chỗ (và tên gọi) cho phố đi bộ dành cho khách du lịch. Chợ đêm BoPhut đã và vẫn đang là chợ đêm có diện tích lớn nhất, nhiều gian hàng nhất đảo, kéo dài gần 2km từ bên phải cổng vào Fisherman's village cho tới cổng sau khu tổ hợp thương mại giải trí mới khai trương The Wharf. 

Thứ Bảy chợ họp ở cảng Nathorn. Cùng với chợ đồ ăn hoạt động sau 6h tối hàng ngày, đây là nơi các bạn có thể dễ dàng thưởng thức những món ăn Thái đúng chất Thái với giá không thể rẻ hơn. Nếu có thời gian, mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn những món ăn "gây nghiện" ở khu chợ này. Mà tốt nhất là các bạn hãy cho mình động lực bằng cách hỏi thật nhiều qua email và facebook đi, mình lười viết lắm :(

Chủ Nhật chợ họp ở bãi Lamai. Điều khiến mình đặc biệt thích thú với chợ đêm Lamai đó là chợ được phân chia khá rõ ràng khu đồ ăn và đồ lưu niệm. Các bạn có thể mua một bịch đồ ăn sau đó thong thả shopping xem ngắm, kết thúc con đường là ra tới bãi biển. Ở đây các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những quán bar chơi nhạc sống thú vị, ví dụ như Swing bar. Gọi một chai bia, nghe nhạc sống hoặc ngồi ngắm biển, là cách tuyệt vời để tận hưởng những giây phút cuối cùng của tuần. 


Chợ đêm ở Koh Samui mở cửa từ sau 5h tới khoảng 10h30, nếu các bạn đi vào thời điểm 5-6h có thể sẽ gặp tắc đường do người dân chở hàng bằng oto tới chợ. Từ 7h30 tới khoảng 9h là thời điểm đông đúc nhất, tuy nhiên, cũng vì thế mà các bạn nên cảnh giác với đồ dùng cá nhân cũng như phương tiện di chuyển nhé. 

Chúc cả nhà một tuần mới vui vẻ và hẹn gặp ở bài viết sau (nếu mình không bị lười)!!!

Hồ Giảng Võ.

Nếu hỏi "Đi xa nhớ gì nhất? " thì mình nhớ nhất là những cái hồ. 

Nghe bạn bè tứ xứ kể chuyện, mình không khỏi tự hào. Ngoại trừ cái xứ Venice dùng thuyền làm taxi, ít có thành phố nào nhiều hồ như Hà Nội. Hồ, tuy nhỏ hơn sông, nhưng cũng gắn liền với cộng đồng, môi sinh, cũng mang nhiều câu chuyện của riêng nó. Chuyện người ta có thả bèo Tây, rồi người ta quy hoạch để nuôi cá , rồi người ta kè hồ bằng những tấm bê tông vuông vức sạch đẹp cho các cụ già tập thể dục buổi sáng, cho các cháu nhỏ chiều chiều đi bộ từ trường về nhà, cho các thiếu nữ dưỡn dẹo áo dài, cho các nhiếp ảnh gia mê mẩn mùa sưa, mùa sen, mùa phượng, cho cả khách thập phương cơ hội trầm trồ con giải thỉnh thoảng nổi lên ngáp vặt... Tuổi thơ mình là những sáng mùa hè theo ông ra hồ Giảng Võ xem các cụ phụ lão tập thể dục rồi tiện thể nhảy xuống bơi. Mặt trời màu cam nhón chân qua nóc những khu tập thể thấp lè tè, len lỏi phản chiếu qua cửa kính của khách sạn Giảng Võ, hồi đó mới xây chỉ chục tầng, chiếu xuống hồ khiến sương tan dần trong những tia nắng màu vàng lấp lánh. Màn sương mờ như cát bao bọc lấy những tấm thân thể già nua nhăn nheo như gỗ đang nói chuyện thầm thì, tạo nên một bức tranh mà dù có nhớ chi tiết chỉn chu về nó rất nhiều lần mình cũng không bao giờ tả lại được. 


Gilớn lên, được đi xa hơn, nhìn thấy những thân thể nhiều sức sống hơn, nhìn thấy thiên nhiên rộng lớn hơn, nhưng sẽ hiếm có cảnh tượng nào làm mình muốn nhớ về như những buổi sáng thần tiên như thế.