Sunday, May 31, 2015

Visakha Bucha.


Phật là chữ viết tắt của Phật Đà, đây là danh hiệu phiên âm từ tiếng Phạn Buddha बुद्ध sang Hán-Việt được dịch ý là Giác giả, tức "Người tỉnh thức", "Người Giác Ngộ". Do ban đầu người Việt tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) được phiên âm trực tiếp thành Bụt (đọc Nôm chữ hoặc ). Từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian do Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật. 


Đã trót nhắc đến Tiểu thừa-Đại thừa nên mình muốn giải thích một chút về khái niệm này, chỗ nào nói sai, mọi người sửa giùm. Trong thời Phật tại thế, vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật pháp là một vị thuần nhất và kể cả Đại thừa hay Tiểu thừa thì đều thờ vị này cả.

Về mặt đối tượng thuyết pháp, do không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau. Đối với những người có trình độ thấp, Phật chỉ giảng đạo lý làm người, giảng năm giới, mười điều thiện gọi là nhân thiên thừa. Đối với nhưng người nhàm chán thế gian, Phật giảng phương pháp thoát ly sinh tử, gọi là Thanh văn tiểu thừa. Đối với những người có trình độ cao, có tâm nguyện nhân độ thế, thì Phật giảng giáo lý Đại thừa bồ tát. 

Về mặt phân bố địa lý, thông thường gọi Phật giáo Bắc truyền theo văn hệ tiếng Phạn, lấy Trung Hoa làm trung tâm, bao gồm các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam thì gọi là Phật giáo Đại thừa. Còn Phật giáo Nam truyền dùng kinh điển thuộc văn hệ Pali, lấy nước Srilanka làm trung tâm và bao gồm các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, thường được gọi là Phật giáo Tiểu thừa.

Sự khác nhau giữa tư tưởng và hành vi của hai phái này, cụ thể là giữa Việt Nam và Thái Lan, mình sẽ chia sẻ từ từ. Bài viết hôm nay là giới thiệu về ngày Visakha Bucha của Phật giáo Thái Lan, cũng chính là ngày Phật đản tại Việt Nam. Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam chỉ kỷ niệm ngày này như là ngày sinh của Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm (tiếng Phạn Siddhārtha Gautama, sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni/Lumpini, năm 624 TCN, chính là đức Phật Thích Ca-người sáng lập ra đạo Phật); tuy nhiên, theo Phật giáo  Nam tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp tức là ba dấu mốc quan trọng của Đức Phật (Phật đản là ngày Đức Phật sinh ra,  ngày Phật thành đạo và  ngày mất hay còn gọi là ngày Phật nhập Niết-bàn) vì vậy có thể nói với Phật giáo Thái Lan thì đây là ngày lễ lớn nhất là quan trọng nhất. Các chùa mở cửa, tổ chức các hoạt động gây quỹ, người dân đến chùa lễ, nghe giảng, làm công quả và đặc biệt là dâng đồ lễ (đồ ăn, nhu yếu phẩm) cho các nhà sư khất thực. Tuy không phải là điều bắt buộc nhưng ai cũng cố gắng ăn chay trong ngày này.

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.  Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), với 'Purnima' nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng Hindi. Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanmar (Miến Điện) gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar). Có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như năm 2007, có nơi tổ chức ngày Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên (ngày 1 tháng 5) trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn thứ 2 (ngày 31 tháng 5). Cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông cũng khác nhau, nên năm Phật lịch có thể cách nhau một năm.


Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak (ở Việt Nam chính là ngày Phật Đản) là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia Châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia,... Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.


Tuesday, May 26, 2015

Thực hiện Nghị quyết 21/2007/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre

Sáng ngày 20 tháng 5 năm 2015, tại phòng họp Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức cuộc họp về việc “Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND, ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về việc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách (KTNS) của Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì cuộc họp, với sự có mặt của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng các thành viên trong Ban KTNS.

Ông Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có bước phát triển đạt kết quả và vượt chỉ tiêu của Nghị quyết đề ra như giải pháp đầu tư phát triển du lịch; giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; giải pháp tăng cường quảng bá, xúc tiến; giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch; giải pháp bảo vệ mội trường và phát triển bền vững;… nhiều giải pháp đặt ra có tính khả thi cao, ngoài ra còn có 7 giải pháp bổ sung để tiếp tục thực hiện theo báo cáo số 46/BC-UBND tỉnh ngày 23 tháng 3 năm 2010 về việc Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; đặc biệt là có nhiều giải pháp mới đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn một số giải pháp bị hạn chế do nhiều yếu tố bất cập trong tình hình diễn biến thực tế của địa phương. 

Qua ý kiến góp ý của Trưởng ban và các thành viên Ban KTNS cùng đại diện các sở, ngành; ông Trần Công Danh nhận xét đánh giá cao vai trò du lịch ngày càng lớn trong nền kinh tế chung của cả nước, xu thế phát triển rất lớn. Hiện nay du lịch hướng về sinh thái, tiện nghi, môi trường sạch đẹp, dịch vụ cao cấp, hiện đại.

Qua 8 năm thực hiện quy hoạch được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh, sự hỗ trợ tích cực của các sở, ngành và địa phương đã lồng ghép vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị để tạo điều kiện hỗ trợ du lịch phát triển; đặc biệt là UBND tỉnh có sơ kết 3 năm thực hiện đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 đã cho thấy nhiều chỉ tiêu đạt hiệu quả cao; nhiều điểm du lịch mới phát triển ngoài quy hoạch đã tạo nên diện mạo mới trong phát triển du lịch Bến Tre. Theo thống kê về khách du lịch năm 2010 có 540.209 lượt (trong NQ là 505.000 lượt) thì năm 2015 có 1.000.000 lượt (trong NQ là 780.000 lượt); tốc độ tăng bình quân 13,61% (trong NQ 10,4%). Doanh thu từ khách du lịch năm 2010 đạt 245 tỉ đồng (trong NQ 226,9 tỉ đồng) thì năm 2015 đạt 700 tỉ đồng (trong NQ 646,9 tỉ đồng); tốc độ tăng bình quân 23% (trong NQ 22,19%).

Hệ thống hạ tầng phát triển mạnh, nhất là về giao thông phục vụ du lịch đã tạo điều kiện mở rộng đối ngoại; hệ thống Di tích lịch sử cũng được quan tâm nâng cấp, đầu tư mới góp phần cho phát triển sản phẩm du lịch; đặc biệt là các công ty lữ hành phát triển mạnh, hướng dẫn tour, tuyến tốt. 
Khởi công xây dựng hạ tầng giao thông du lịch 8 xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành ở giai đoạn I
Bên cạnh đó vẫn còn khó khăn trong vốn đầu tư cũng như trong quản lý nhà nước tại các dự án dẫn đến thay đổi mục đích đầu tư (điển hình như cồn Phú Bình - Chợ Lách). Trong hướng tới cần triển khai tổng kết sơ kết 8 năm triển khai thực hiện Quy hoạch; 5 năm thực hiện đề án để đưa ra mục tiêu, giải pháp đã rút kết từ những nguyên nhân hạn chế nhằm xác định những dự án khả thi đưa vào quy hoạch thực hiện cho việc phát triển du lịch đến năm 2020 trên toàn tỉnh./.

Sunday, May 24, 2015

Chuyện bùa ngải ở Thái Lan.


Trong thời buổi hiện đại ngày nay thì black magic chỉ còn tồn tại ở một số ít các quốc gia, trong đó, châu Á chắc chỉ có người Thái và Campuchia là vẫn luyện mấy phép này. Bùa ngải của Thái khó phân loại, nếu dựa vào công dụng thì bùa tình yêu, bùa công danh sự nghiệp, bùa bình an, dựa vào tính thiện/ác thì bùa thiện giúp người làm điều tốt, bảo vệ tính mạng của người chủ, bùa ác là bùa trù úm, gây họa cho đối thủ hoặc khiến người ta yêu mình mà chẳng cần lí do gì, dựa vào cách ếm bùa, dựa vào nguyên liệu làm bùa...v..v.. tóm lại là rất nhiều. Người Thái tin và chấp nhận điều này một cách bình thản, không ít show truyền hình nói về vấn đề này, cả bói toán, bắt vong nhập hồn v..v... có hết. Gần đây có một gia đình sau khi hỏa thiêu người con gái bị bệnh và chết một cách bí ẩn thì phát hiện ra trong cốt có một mảnh da trâu và rất nhiều móc câu loại dùng để câu cá. Bố cô gái này có kể, khi còn sống đã từng bị trù ếm một lần, gia đình đoán là do bạn trai cô này đẹp trai quá nên lắm người muốn cướp. Khi phát hiện ra trong xe con gái có 3 quả trứng gà, ông bố đã nhất quyết bảo con gái phải cẩn thận đem quả trứng đó lên chùa để giải nhưng cô gái không tin và mặc kệ. Một thời gian sau, cô gái phát bệnh rồi qua đời, bố mẹ chỉ biết lên tivi khóc chứ không làm thế nào được.



Những câu chuyện tưởng như khó tin như vậy nhưng lại xảy ra hàng ngày trên đất nước Thái Lan. Các câu chuyện em sẽ tổng hợp hết vào bài viết này thôi nhé, tránh lan man kẻo người ta vào blog không biết mình là wedding planner, tưởng mình bán ngải thì bỏ xừ :))


1. Kuman Thong

Kuman có nghĩa là bé trai, Thong có nghĩa là vàng. Kuman Thong là một linh hồn được đạo sĩ, sư hoặc thầy cúng (ghost doctor) tụng niệm và giam trong một tượng dát vàng hình bé trai để chủ nhà có thể đem về thờ cúng. Sự tích về Kuman Thong xuất phát từ một truyện thơ kinh điển của người Thái Lan có tên là Khun Chang Khun Pheang. Đây là một tác phẩm đồ sộ và sức ảnh hưởng tương đương với Truyện Kiều của Việt Nam vậy, khi đến tận ngày nay có rất nhiều ẩn dụ, châm ngôn, ca dao tục ngữ đi sâu vào đời sống của người Thái được lấy cảm hứng từ tác phẩm này. Chuyện kể về Phaen là một chàng trai đẹp nhưng nghèo, Chang là một chàng trai xấu nhưng giàu, và họ cùng tranh giành tình cảm của nàng Wanthong. Câu chuyện tình tay ba này kéo dài 50 năm, gây ra bao nhiêu thảm họa, chiến tranh, có đủ mọi tình tiết li kì như đấu đá, lừa lọc, bỏ trốn, tình yêu tan vỡ, với kết thúc là nàng Wanthong bị vua giáng tội chết do quá ư là phiền nhiễu, mãi vẫn không chọn được ý trung nhân.
Kuman Thong là chi tiết trong truyện, khi Khun Chang, chàng trai xấu nhưng giàu, giết vợ thứ và moi chính đứa con ruột của mình ra khỏi bụng vợ rồi lại tạo ra một Kuman Thong để bảo vệ mình trước sự trả thù của người vợ cũ. Cách tạo ra một Kuman Thong cũng từ đây mà được ghi chép lại.
Kuman Thong được làm ra bởi một hài nhi chết trong bụng mẹ. Sau khi được mổ đưa ra khỏi tử cung người mẹ, xác sẽ được mang đi nướng lên lửa tới khi khô hết da thịt, trong khi chủ lễ đọc lời niệm chú gọi vong. Một khi hoàn tất, phần xác được mang đi mạ vàng, phần hồn nhập vào vật đó và gia chủ đem về nhà để thờ. Phần mỡ thu được từ việc thiêu xác này được gọi là Nam Man Phrai, là nguyên liệu chính của các bùa chú ác, trong đó có bùa yêu, em sẽ kể ở đoạn dưới. Quá trình này phải làm sau khi mặt trời mọc và hoàn tất trước khi trời sáng.
Một Kuman thong được bọc trong Nang Kwak-một loại bùa
may mắn cho những nhà làm kinh doanh buôn bán.
Do bị luật pháp cấm, nên ngày nay người ta thờ Kuman Thong làm từ những nguyên liệu khác nhau như gỗ, đá... tuy nhiên Kuman Thong làm từ xác hài nhi vẫn được tin là sẽ mang lại sức mạnh to lớn hơn cả. Năm 2012 có một tay người Anh gốc Hà Lan bị bắt tại Bangkok khi đang tàng trữ 6 Kuman Thong bọc vàng làm từ xác trẻ em chuẩn bị bán sang Trung Quốc. Tay này cho biết giới kinh doanh bar, pub rất chuộng Kuman Thong và sẵn sàng trả rất nhiều tiền. Việc Kuman Thong làm từ xác trẻ con vẫn còn tồn tại là do tỉ lệ phá thai cao. Có rất nhiều ngôi chùa phát hiện bị đánh cắp xác (do người mẹ từ bỏ và nhờ chùa hỏa thiêu) và bán ra chợ đen. Thế là báo chí mới om sòm lên về vụ một vị sư bị bỏ tù cách đây 20 năm vì tội điều chế Nam Man Phrai từ trẻ con (em đã xem clip bị censored người ta kẹp trẻ con vào vỉ và nướng thẳng trên lửa, thậm chí dùng dao đâm vào một số vị trí nhất định để mỡ chảy vào hũ hứng bên dưới. Khó có từ ngữ nào để tả cảm giác xem clip!) Để có được Nam Man Phrai như thế nào thì xin mời xem tiếp xuống phía dưới.

Hiệu nghiệm tức là chủ nhà cầu gì, Kuman Thong sẽ ban cho cái đó. Rất nhiều người nói rằng, họ trở nên may mắn, trúng số, làm ăn phát đạt khi thờ Kuman Thong trong đó có cả những người nổi tiếng, ca sĩ, người mẫu,.. Muốn làm Kuman Thong vui lòng, họ phải dành thời gian chăm sóc, trò chuyện, dâng đồ ăn, đồ chơi ... tóm lại là coi Kuman Thong như con ruột và thực sự để tâm vào đứa con đó, nếu không muốn Kuman Thong của họ giận dữ, hoặc chỉ cần không vui thôi, sẽ mang đến rất nhiều tai họa. Nói gì thì nói, linh hồn bên trong Kuman Thong cũng là linh hồn của một đứa trẻ con!


Vì hình dạng thật cùng với nguồn gốc của Kuman Thong hơi đáng sợ nên đa số người dân Thái Lan sử dụng các tượng bé trai cách điệu dễ thương để trang trí cho cửa hàng, trong khuôn viên nhà, nhưng với cùng mục đích cầu buôn may bán đắt.


Các hình dáng Kuman Thong phổ biến được thờ cúng hiện nay


Hồn ma của trẻ nhỏ là những hồn ma trong sáng nhất, nên chúng không biết gì, ai cầu cái gì thì Kuman Thong sẽ ban cho cái đó, và càng gửi nhiều dã tâm thì Kuman Thong càng trở nên giống người chủ. Có nhiều vị bác sĩ cứu những hồn ma trẻ bị bỏ rơi do cha mẹ nạo phá thai, tạo ra những Kuman Thong giúp mình chữa bệnh, nhưng đa số, những người sử dụng Kuman Thong đều có mục đích cá nhân. Những việc Kuman Thong (được tin là) có thể làm
1.  Trông nhà khi gia chủ đi vắng.
2. Giúp gia chủ những khó khăn về tài chính
3. Đưa ra những điềm báo trong giấc mơ, nói chuyện với chủ nhà trong mơ.
4. Bảo vệ chủ nhà khỏi tai nạn, tai ương, các hồn ma xấu muốn hãm hại.
5. Hãm hại người khác theo ý chủ nhân.
6. Điều khiển người khác giới yêu người chủ Kuman Thong.
7. Có tác dụng như một chiếc bùa may mắn. Nhiều shop cũng bán Kuman Thong ở dang vòng đeo cổ để có thể dễ dàng bán cho du khách, hoặc những người muốn Kuman Thong luôn luôn bên mình và không muốn bị "soi" như thế này ạ


Một du khách nước ngoài chia sẻ trên forum của những người sử dụng Kuman Thong rằng nhờ có bùa may mắn này mà anh ta đánh đề/black gamble rất nhiều tiền và được các cô gái chú ý (thậm chí còn sờ mó)
One time I give me grey colour guman sweets, he went to play with the sweets. I went out of my room, came back, and the sweets was arranged in a very neat line! It's amazing! I got a shock cuz I have never experienced such obvious results for my spirit items! And he helped me win a lot of money when I gamble with my friend. The moment I told him "if you me, I will buy you sweets, if I lose, no sweets for you", next round I won maximum already!!! Hahaha!
When I wear the wax and phra chai amulet, I actually got a girl trying to seduce me and touching me everywhere! And other girls keep giving sly smiles. Now I'm a bit scared by the power result man! Cuz I'm attached and don't plan to cheat. The girl still keep contacting me. Last time she don't care about me one and say I not good looking some more. Now the tables are turned.

Tác dụng cuối cùng là mời gọi, thu hút khách hàng đến với bạn nếu bạn là người kinh doanh (giống chú mèo Beckoning Neko của Nhật í ạ)

Gần đây, trong giới trẻ Thái Lan có trào lưu sử dụng búp bê sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, nhờ thầy cúng gọi vong và tạo ra một Kuman Thong "hiện đại" để họ có thể mang theo bên mình hàng ngày, thậm chí đi ăn với bạn, chụp ảnh tự sướng trên facebook ..v..v.. Một người trong giới giải trí còn lên tivi nói rằng Vì ngoại hình dễ thương nên không ai thấy sợ khi mang Kuman Thong này bên mình. Vừa đưa Kuman Thong đi mua quần áo xong thì có bầu show gọi điện mời đi show, cho Kuman Thong ăn xong là người ở Đài Truyền hình gọi kí hợp đồng, tóm lại là rất may mắn.


 Không ít hót gơn nói rằng  nhờ Kuman Thong mà có bạn trai giàu có, hoặc được lên tivi trở nên nổi tiếng, mua nhà mua xe.



Chăm sóc Kuman Thong như con đẻ nghĩa là mua quần áo, đồ chơi, đồ ăn
(Kuman Thong đặc biệt thích một thứ nước giải khát màu đỏ chiết xuất
từ quả mây Thái, tuy nhiên có thể thay bằng Fanta đỏ)



2. Nam Man Prai

Nam là nước, Man là mỡ, Prai tạm dịch là Hồn ma. Sở dĩ nói tạm dịch là bởi vì bản thân từ Prai phải đi kèm với các danh từ khác thì mới mang nghĩa chỉ đích danh các loại ma, quỷ, hồn người chết ví dụ Nang Prai, Phii Prai, Prai Grasip, Hoeng Prai ... Nam Man Prai có nghĩa là mỡ lỏng chiết xuất từ xác người chết.  Cách làm công phu nhất là thu mỡ từ việc dùng nến đốt phần cằm của xác chết, hoặc nướng trên than hồng. Vì có lẫn mỡ và máu nên Nam Man Prai thường có màu vàng sẫm.



Người chết như thế nào thì được sử dụng để lấy Nam Man Prai? Hiệu quả nhất là dùng xác phụ nữ chết vì tự tử khi đang mang thai hoặc người gặp tai nạn, chết đuối, không rõ là do đâu mà có thứ tự đó, nhưng điểm chung là những linh hồn này thường mang nhiều ai oán nên năng lượng cũng lớn hơn, mạnh hơn các linh hồn khác. Một số người còn xúc phạm xác chết bằng cách hiếp trước khi lấy Nam Man Phrai vì tin rằng linh hồn càng giận dữ oan ức thì phép của họ càng hiệu nghiệm. Những người chết do thiên tai, bệnh tật, tuổi già cũng có thể được sử dụng làm Nam Man Prai, nhưng tuyệt nhiên không thể dùng xác người chết do bị giết hại.



Nam Man Prai có thể nói là bùa ngải mạnh nhất với hai tác dụng mà ai cũng tham vọng có được, đó là có được người mình yêu và điều khiển tâm trí người khác. Người mua cần phải nói rõ ý định, đối tượng với người chế tạo Nam Man Prai để người này hướng dẫn cho hồn ma trong Nam Man Prai cần phải hướng đến đối tượng đó. Chỉ cần chấm đầu ngón tay có sẵn Nam Man Prai vào đối tượng, Nam Man Prai sẽ có hiệu lực ngay tức khắc, hoặc trong vòng 3 ngày, tùy mức độ hiệu nghiệm. Để hiệu quả hơn, nếu có thể dụ đối tượng ăn, uống thực phẩm có Nam Man Prai thì hiệu quả sẽ còn tới nhanh hơn. Sau khi bị ràng buộc thì chỉ cần người chủ Nam Man Prai muốn gì, thì đối tượng sẽ làm không cần biết trời đất đúng sai gì nữa. Mình đã xem một chương trình bắt ma, bắt vong của Thái, một gia đình có cô con gái mới dậy thì xinh xinh, bỗng dưng yêu một người đàn ông lớn tuổi mới gặp một lần, Gia đình quá lo lắng và nghi ngờ, vì những chuyện như thế này vẫn xảy ra và được truyền đi khắp nơi, nên đã mang con gái đến hỏi các ông thầy cúng (ghost doctor thì dịch là gì ạ). Hỏi han một hồi cô gái mới hé lộ là trong lúc đi bộ nói chuyện với người đàn ông này, đã ăn một cái kem. Tất nhiên là nếu đã biết được nguồn xâm nhập của Nam Man Prai vào cơ thể thì những người cao tay có thể trục xuất hồn ma đang ám cô gái đó. Nhưng những trường hợp may mắn như vậy thì không thấy được kể nhiều. Hoặc có trường hợp của Nen Air, vị sư bị bắt cách đây 20 năm như mình đã nói ở trên với một anh MC nổi tiếng của Thái. Trước khi bị bắt vì tội điều chế black magic, Naen Air đã từng gặp anh MC này tại một sự kiện, khi đó anh này mới vào nghề MC nên rất hồi hộp. Naen Air nói anh này hãy há miệng ra cho ông ta xem, rồi khi anh này vừa há miệng ra, liền dùng kim chích 3-4 nhát vào lưỡi. Khi đó, không ai biết ông ta đã làm gì. Cách đây nửa năm, khi ông này vừa ra tù vì tội danh "Giết người" (bị đề nghị 10 năm tù nhưng luật pháp Thái Lan hồi đó quy định kịch khung xử phạt là 20 năm), hai người đã hội ngộ trong một show truyền hình do anh này làm host. Anh này có dịp hỏi lại "Ngày xưa, ông làm gì thế" thì Nen Air thản nhiên nói rằng "Chính là Nam Man Prai, nhờ có tao trì chú nên mày mới được công chúng yêu mến và trở nên thành công như ngày hôm nay" Nghĩa là bằng cách xăm, Nam Man Prai được đưa vào cơ thể và được trì chú để trở thành một dạng bùa may mắn. Trong link dưới đây, các bạn xem từ phút thứ 11 sẽ là anh MC tự xác nhận lại sự kiện đó.


Nam Man Prai nguy hiểm ở chỗ nào? Người dùng phải thờ phần Nam Man Prai còn lại, đó là gánh nặng nghĩa vu suốt đời, là cái giá phải trả cho hồn ma của người phụ nữ kia đã giúp họ có được tâm trí người khác. Hàng ngày phải dâng lễ vật, đồ ăn, khấn vái nếu không muốn hồn ma trong Nam Man Prai giận dữ và trút giận vào người. Những người yếu bóng vía, không kiên định, tham lam cuồng tín là những người dễ bị hồn ma chiếm lấy thân xác làm việc xấu, trở thành nô lệ ngược lại cho chính Nam Man Prai.

Một số bài viết về Thái Lan:
1. Lễ hội té nước Songkran: https://www.youtube.com/watch?v=rkxSKHYb27A
2. Yi Peng & Loykrathong: http://blog.hatmem.com/2015/04/yi-peng-va-loy-krathong.html
3. Đến Thái Lan ăn gì: http://blog.hatmem.com/2014/11/en-thai-lan-gi.html
4. Di chuyển ở Bangkok: http://blog.hatmem.com/2015/04/cac-phuong-tien-di-chuyen-o-bangkok.html
5. Những điều thú vị ở Chiang Mai: http://blog.hatmem.com/2015/11/nhung-ieu-thu-vi-o-chiang-mai.html





Friday, May 22, 2015

Những xu hướng mới nhất của mùa cưới 2015.

Trước tiên, cho mình xin làm rõ 2 chi tiết.

Thứ nhất, thực ra khó có thể gọi những chi tiết dưới đây là xu hướng. Bởi vì đây chỉ là những chi tiết khá nhỏ trong tổng quan một sự kiện lớn, và không có nghĩa là mọi đám cưới đều nên cố chèn vào. Sự hài hòa của các chi tiết cưới đã được mình nhắc đến trong bài viết này Theme và Tone
Thứ hai, là bài viết này được tổng quát từ hai nguồn, một là cập nhật của Pinterest về những hình ảnh, từ khóa được truy cập nhiều, hai là từ những cô dâu mình tư vấn gần đây. vì vậy không có tính tổng quát 'tình hình' cưới trong nước.

Bài viết là nhận định chủ quan, nên cô dâu nào thấy đúng thì share, thấy không đúng thì comment bên dưới nhé. Mình sẽ tư vấn miễn phí cho các bạn comment :-)

1. Bánh cưới "mộc" hay mình gọi là Bánh cưới trần truồng được dịch từ "Naked wedding cake". Chiếc bánh cưới này không mới, mà đến cùng với trào lưu rustic từ năm 2013. Năm 2015 được dự đoán là sẽ tràn ngập những chiếc bánh cưới 'trần' như thế này

Nguồn: Pinterest
Tuy nhiên, chiếc bánh cưới 'lừa tình' này lại có một vài điểm khó chịu nho nhỏ
- Do không có lớp icing nên phần kem giữa các lớp bánh sẽ chảy rất nhanh, khó khả thi với những địa điểm cưới ngoài trời, thời tiết nóng hoặc ẩm. Đặc biệt là đám cưới ở biển thì chính những phần kem này sẽ là nơi để cát bám vào. Vì vậy, dù rất hót và được nhắc tới nhiều nhưng chỉ có mỗi một đám cưới tại địa điểm villa trên núi mình mới dám khuyên cô dâu order.

- Vì tính chất 'mộc' nên chiếc bánh cưới này sẽ đẹp mắt hơn khi trưng bày, nhưng lại ít hòa hợp với phần lớn các sảnh cưới điệu đà sáng choang. Để khắc phục, các bạn chỉ cần thêm một chút long lanh vào chiếc bánh, như là một chiếc cake topper chẳng hạn


2. Go Pro/Drone wedding là sự kết hợp của công nghệ và cảm xúc. Giá thuê dịch vụ Drone/máy bay ghi hình khá cao, tuy nhiên một chiếc Gopro/camera hành trình thì không quá đắt đỏ. Bằng cách này, các bạn có thể tự mình hoặc nhờ bạn bè người thân ghi lại những khoảnh khắc chân thực nhất, độc đáo nhất và đôi lúc là vui nhộn có một không hai trong đám cưới.



Bouquet toss will be so much fun.
Clip minh họa được thực hiện bởi một chiếc camera hành trình gắn trên một chai rượu tại đám cưới (nguồn: Youtube)


3. Navy blue, dusty blue sẽ là làm mưa làm gió trên pinterest và các tạp chí về Cưới bên cạnh màu Mint hay Tiffany đã vốn rất được ưa chuộng. #50shadesofblue là cách công ty mình gọi vui cho năm 2015 vì từ đầu năm đến giờ đã có tới gần 10 đám cưới tông xanh. Những màu sắc pastel nhàn nhạt đã bị thất sủng, chỉ còn được ưa chuộng khi cách điệu theo phong cách ombre.

Vì không có hoa tự nhiên nên florist
buộc phải nhuộm như thế này đây
https://goo.gl/HTWGlS



Nếu các bạn yêu thích và muốn sử dụng những tông màu này cho đám cưới của mình, hãy chú ý tới màu sắc trong hội trường cưới. Nhiều sảnh cưới ở Hà Nội sử dụng thảm trải có màu đỏ hoặc vàng rất mạnh, cần kết hợp khéo léo với các chi tiết trang trí để có sự hài hòa toàn cảnh!

4. Một phụ kiện cưới cũng đang hot là vòng hoa đội trên đầu thay vì dùng voan cài. Tuy các bức ảnh tham khảo rất lung linh, nhưng thú thực là vòng hoa khá phiền phức và không có tính ứng dụng cao. 

Messy!

Heavy!


Ngoài ra, những phụ kiện như lọ thủy tinh (mason jar), bao bố hay hoa peony, tuy vẫn phổ biến nhưng tần suất giảm hẳn, nhường chỗ cho những phụ kiện nhiều sắc màu tươi sáng hơn hẳn. Về chủ điểm cưới thì có lẽ phong cách Floral/Bio/Organic cùng với hoa và các đồ trang trí mang phong cách tự nhiên hoang dã vẫn sẽ vẫn rất hot ở các đám cưới ngoài trời, về đám cưới trong ballroom thì mình xin phép bàn sau :D

Để kết thúc bài viết, xin mời các bạn chiêm ngưỡng những hình ảnh rất xinh từ Pinterest.






Một mẫu hair-piece mà mình rất thích!


Thursday, May 14, 2015

Ếch.



Tiếng Việt có câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" có nguồn gốc từ một ngụ ngôn dân gian: Có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ, hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Vì vậy nó càng lấy làm oai. Năm ấy có một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng và đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Choáng váng nhưng vẫn muốn ra oai, ếch cất tiếng kêu ồm ộp với hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Tiếng Anh thì có câu "Frog in a pot", tạm dịch là Ếch ngồi trong nồi. Thành ngữ này được lấy cứ thực tế là nếu bạn thả một con ếch vào trong một cái chảo nóng, đương nhiên ếch sẽ nhảy ra ngoài. Nhưng nếu bạn thả một con ếch vào một nồi nước lạnh và đun nóng từ từ, nó sẽ ngồi im cho đến khi bị luộc chín, chết ngửa bụng. (Cái này lên youtube tìm sẽ ra ngay, vì quá bạo lực nên mình không kèm link) Ý của câu này có nghĩa là chúng ta sẽ phản kháng quyết liệt khi bị đặt vào chốn sinh-tử nhưng lại bình thản, dửng dưng trước những mối nguy hại đến từ từ.

Và tôi nghĩ chúng ta đều đang là những con ếch, chỉ không biết là ếch Tây hay ếch Ta mà thôi.



Đây là một chiến dịch của một nhóm bạn trẻ nhằm nâng cao nhận thức của người Việt Nam về thuế và yêu cầu minh bạch công khai phương án phân bổ ngân sách nhà nước trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp bằng truyện tranh. Câu chuyện rất đời thường gửi gắm thông điệp rất rõ ràng, mời cả nhà cùng đọc https://todocabi.vn/

Tuesday, May 12, 2015

Hội nghị Tổng kết Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần IV năm 2015

Sáng ngày 08 tháng 5 năm 2015, tại hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh đã diễn ra Hội nghị tổng kết Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần IV năm 2015. Ông Võ Thành Hạo - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Hội chủ trì Hội nghị. Ông Trần Ngọc Tam - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội; đến dự có ông Lê Duy Khánh - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam - Bộ VHTTDL; các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ hội; các sở, ban, ngành liên quan cùng đến dự.
Ông Võ Thành Hạo - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (ngồi giữa), ông Trần Ngọc Tam - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (ngồi bên) đồng chủ trì Hội nghị
Lễ hội lần nầy là sự kiện được kế thừa và phát huy những kết quả đạt được từ 3 lần tổ chức trước, từ cuối năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng ý tưởng, dự thảo đề án kế hoạch tổng thể để tổ chức triển khai thực hiện; được Chính phủ đồng ý cho tổ chức (Công văn số 1770/VPCP-KGVX ngày 18/3/2014 của Văn phòng Chính phủ). Lễ hội được tổ chức các hoạt động từ ngày 07/4/2015 đến 13/4/2015 với phương chăm xã hội hóa 100%, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Hòa trong không khí vui tươi phấn khởi đón chào kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Miền Nam - thống nhất đất nước, chào mừng những ngày lễ lớn trong năm 2015 và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Lễ hội lần nầy là kiện chính trị - kinh tế - văn hóa - du lịch, vừa tôn vinh người trồng dừa, người sản xuất chế biến dừa tạo nên chuỗi giá trị cây dừa Việt Nam, đồng thời quảng bá hình ảnh cây dừa gắn với Đất và Người Bến Tre đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Qua 12 sự kiện khác nhau trong chuỗi hoạt động của Lễ hội, được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ từ nội dung đến hình thức, đã tạo không khí vui tươi từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, để lại tình cảm tốt đẹp trong lòng người xem.

Chương trình Khai mạc - Bế mạc được trực tiếp trên kênh truyền hình VTV1 và được tiếp sóng trên 13 kênh truyền hình của các tỉnh, thành ĐBSCL. UBND tỉnh. Đã tuyên dương 14 tập thể đại diện cho nhiều tập thể và cá nhân có những đóng góp tích cực trong việc phát triển giá trị cây dừa.

Công trình không gian dừa đã làm hài lòng và để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng hàng chục ngàn lượt khách tham quan mỗi ngày, đã giới thiệu khá đầy đủ những sản phẩm từ dừa và nét văn hóa sinh hoạt đặc trưng của người dân Bến Tre gắn với cây dừa từ xưa đến nay.

Ngày hội quê dừa là một trong những điểm nhấn quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc mang tính cộng đồng được tổ chức khắp 164 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh với sự tham gia của 1.003 đội và có hàng chục ngàn người tham gia dự thi với mong muốn tiếp tục bảo tồn và phát huy để từng bước đưa Lễ hội Dừa thực sự là ngày hội của người dân.

Những hoạt động khác như Hội chợ, triển lãm các sản phẩm dừa; tuần lễ Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch; Liên hoan ẩm thực Nam Bộ; Các cuộc hội thảo, hội thi đã thu hút trên 500 nghìn lượt khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, vui chơi và mua sắm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội.
Ông Trần Ngọc Tam - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị
Hiện nay, những sản phẩm dừa của Bến Tre đã có mặt trên 77 nước, vùng và lãnh thổ. Lễ hội Dừa lần nầy thành công tốt đẹp, mang tính xã hội cao, số lượng người tham gia đông đảo,… sẽ tác động tích cực đến các nhà đầu tư vào Bến Tre, đặc biệt là đưa thương hiệu ngành dừa bay xa hơn trên toàn thế giới; bên cạnh đó cũng tác động không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch đến với quê hương Xứ Dừa./.

Có những ngày rã rời hết cả.



Tâm thức em phẳng lặng bồng bềnh, tay chân rệu rã nổi trên cái bề mặt bồng bềnh ấy, chậm rãi loang ra mọi phía. Giọng ông em trai vẫn văng vẳng 'từ khi chị đi xảy ra nhiều chuyện', mẹ không kể, chị biết được mấy phần, hiểu được mấy phần.

Em nói với người đàn ông của hiện tại rằng Em chưa sẵn sàng. Gia đình vốn là một hình thái phức tạp, khi người ta kết hôn, liệu có mấy người nhìn thấy chỉ từ một cái nắm tay, một cái hôn hay một cuộc làm tình lại đắp nên cái hình thái phức tạp đó nhanh đến thế. Rồi chẳng hiểu từ khi nào những đứa trẻ ra đời, lớn lên loay hoay trong mớ bòng bong đó rồi cũng lại chẳng hiểu từ khi nào đã lại loay hoay trong những bòng bong của riêng chúng, cứ thế đi mãi đến tận cùng của nhân loại, phải chăng?

Không phải là thiếu những câu chuyện vui, cô em họ giành được suất học bổng đi nước ngoài đúng như ước nguyện của mẹ cha khi cô còn học mẫu giáo, cậu em họ giấu gia đình thi lại trường ĐH yêu thích, ông đã khỏe hơn, đi lại và ăn uống bình thường. Những câu chuyện cứ ngổn ngang chằng đắp lên nhau như việc em đang gõ những dòng này trong khi vẫn đang hoàn thiện kịch bản cho một clip 4p cần quay gấp cho Đài vào ngày mai, trả lời email của một vị khách hàng lởn tuổi khó tính, nhắn tin lên lịch hẹn inspection sáng mai và nghe một bài hát mà em đoán là đã được repeat tới lần thứ mấy trăm. Khi không còn muốn làm một chú nhím xù lông, em chọn cách cuộn mình lại, bằng cách dứt mình ra khỏi những câu chuyện ngồn ngộn thông tin. Em nhìn thấy mình dửng dưng trước mối phiền của người khác. Em thấy em sống trong thế giới chỉ có "mình em, và những người khác"

Mỗi lần nghe ai đó kể chuyện, cứ như có cơn lũ ào ạt cuốn những cảm xúc qua đây, xáo động thế giới của em bằng những mối phiền, để đến khi rút đi để lại tâm thức em phẳng lặng bồng bềnh. Tay chân rệu rã nổi trên bề mặt bồng bềnh ấy, loang ra mọi phía.

Em muốn ngủ thật lâu, khi tỉnh dậy, thế giới lại là thế giới chỉ có mình em, tròn đầy.


Saturday, May 9, 2015

Ngày-của-mẹ 2015

'Ngày xưa chào mẹ, ta đi
Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
Mười năm rồi lại thêm mười
Ta về thì khóc, mẹ cười lạ không 
ông ai thế? Tôi chào ông
mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi
ông có gặp thằng con tôi
hao hao...
tôi nhớ...
nó... người... như ông
mẹ ta trả nhớ về không 
trả trăm năm lại bụi hồng...
rồi...
đi...'

- thơ Đỗ Trung Quân-







Wednesday, May 6, 2015

Bến Tre hưởng ứng và tham gia Tuần lễ Du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Tuần lễ du lịch xanh là chủ đề của năm 2015 do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức luân phiên hàng năm tại các tỉnh ĐBSCL mà trước đây thường gọi với mỹ từ “MDEC”.

MDEC tại Tiền Giang 2012, Vĩnh Long 2013, Sóc trăng 2014 và những năm trước đó tuy chủ đề có thay đổi hàng năm nhưng cũng vẫn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế vườn,…; đặc biệt năm nay được tổ chức với chủ đề mới nằm trong lĩnh vực du lịch là “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL năm 2015” nhằm nhấn mạnh lợi thế của sự phát triển du lịch sinh thái vùng sông nước Cửu Long, trong khi cả nước hướng tới mục tiêu là phát triển ngành công nghiệp không khói, đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn vào giai đoạn 2020 - 2030.
Quang cảnh cắt băng khai mạc hội chợ - triển lãm “Tuần lễ môi trường xanh - công nghệ xanh phát triển bền vững kinh tế xanh ĐBSCL năm 2013” tại MDEC Vĩnh Long
Bến Tre hưởng ứng “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL năm 2015” nhằm đẩy mạnh du lịch ĐBSCL nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; nhằm xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, đảm bảo trong mối liên kết vùng; mà trong đó Bến Tre tập trung kêu gọi đầu tư vào những dự án trọng điểm như: Khu du lịch địa phương (Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre) huyện Thạnh Phú; Làng du kích gắn với di tích Đồng khởi tại Mỏ Cày Nam, Khu Lạc Địa tại Ba Tri,…; bên cạnh đó nhằm quảng bá thế mạnh về du lịch tỉnh Bến Tre, giới thiệu tiềm năng du lịch và các sản phẩm văn hóa du lịch của địa phương gắn kết các tỉnh để đảm bảo phát triển du lịch liên vùng, liên miền thật bền vững.

Tỉnh Bến Tre hưởng ứng và tham gia chuỗi sự kiện trong khuôn khổ “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL năm 2015” từ 26/6/2015 đến ngày 02/7/2015 tại thành phố Cần Thơ gồm các hoạt động chính như: 

- Tổ chức ngày hội trái cây hàng niên tại Chợ Lách được nâng lên thành Lễ hội “Cây - Trái ngon, an toàn huyện Chợ Lách lần thứ XV năm 2015”; 

- Tham gia tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL năm 2015” tại Cần Thơ; 

- Tham gia triển lãm hội chợ du lịch, thương mại vùng ĐBSCL năm 2015 nhằm trưng bày, giới thiệu, cung cấp sản phẩm du lịch, sản phẩm địa phương, điểm du lịch, đồng thời khuyến khích kích cầu mua bán các sản phẩm du lịch và kết nối với mọi người tham quan gắn tour, tuyến du lịch về Bến tre trong mùa thấp điểm.

- Tham gia khai mạc, bế mạc “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL năm 2015”;

- Tham gia hội thảo “Liên kết phát triển du lịch xanh vùng ĐBSCL” nhằm nghiên cứu, trao đổi, tìm ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả liên kết, hỗ trợ nhau trong khai thác tiềm năng, lợi thế cho việc xây dựng sản phẩm du lịch mới; giải pháp nối tour, tuyến du lịch khu vực ĐBSCL và các điểm du lịch trong cả nước; liên kết quảng bá, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chia sẻ một số mô hình, dịch vụ du lịch thành công trong thời gian qua và định hướng du lịch xanh phát triển bền vững;
Đại biểu tham gia MDEC Vinh Long 2013 tham quan gian hàng Bến Tre
- Tham gia hội nghị “Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh ĐBSCL” nhằm giới thiệu rộng rãi về tiềm năng, lợi thế, tài nguyên du lịch của vùng, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiếp cận các dự án trọng điểm, tìm hiểu cơ chế, chính sách ưu đải đầu tư trong lĩnh vực du lịch;

- Tham gia hội thảo “Áp dụng nhãn sinh thái Bông Sen Xanh trong hệ thống cơ sở lưu trú của Việt Nam” nhằm tuyên truyền về bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững “Bông Sen Xanh”; hướng dẫn cho các cơ sở lưu trú du lịch tích cực thực hiện các tiêu chuẩn cụ thể, các trình tự, thủ tục cấp nhãn du lịch bền vững”Bông Sen Xanh”.

Để hưởng ứng và tham gia tốt các chương trình trong chuỗi hoạt động “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL năm 2015” tại Cần Thơ; hiện tại các sở, ban, ngành tỉnh gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách đang triển khai phối hợp thực hiện kế hoạch số 1928/KH-UBND, ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.

Monday, May 4, 2015

26 letters: T.hơ

Cầm tay, anh khẽ nói:
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi...

Rồi một hai ba năm
Danh thành, anh trở lại
Với em, anh chăn tằm
Với em, anh dệt vải

Ta sẽ là vợ chồng
Sẽ yêu nhau mãi mãi
Sẽ se sợi chỉ hồng
Sẽ hát câu ân ái

Anh và em sẽ sống
Trong một mái nhà tranh
Lấy trúc thưa làm cổng
Lấy tơ liễu làm mành

Nghe lời anh em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi...

-thơ Nguyễn Bính-
 

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nu-Hon-Cuoi-Luu-Huong-Giang/ZWZ96DDZ.html
Em viết cho anh bao nhiêu chữ nghĩa rồi, nhưng chẳng bao giờ có thơ. Anh cũng biết mà, phần vì em không biết làm thơ, phần vì thơ cũng không phải "kiểu" của em. Giống hồi trước em cũng nói rồi ấy Nếu biết hát em sẽ hát, nếu biết vẽ em sẽ vẽ, nhưng có lẽ chụp ảnh và viết là hai khoản em đỡ kém nhất. Thế nên em viết cho anh, đến khi cạn cả chữ nghĩa rồi, thì mượn thơ của người khác viết cho anh. 
Anh đi xa, giữ gìn sức khỏe. Ngày về sẽ có một cô gái chờ anh dưới cổng nhà hoa giấy, của anh. Em ở đây thôi, sẽ mãi là cô gái chờ mong người thương trở về dưới cổng nhà hoa giấy, của em.