First-looks là gì
First-look được dịch nôm na là "cái nhìn đầu tiên". Đây là thời điểm chú rể lần đầu tiên được nhìn thấy cô dâu trong bộ váy cưới, thường là khoảng thời gian ngay trước khi diễn ra đám cưới. Lí do có first-looks là bởi, theo quan niệm phương Tây, việc cô dâu chú rể nhìn thấy nhau trước lễ cưới thường được coi là chuyện nên kiêng kị (cũng không khác với arranged marriage ở châu Á ngày trước là mấy nhỉ)
Ích lợi của first look là gì?
Tuy vẫn có nhiều cặp đôi chọn cách giữ bí mật không gặp nhau tới tận khi cô dâu bước vào lễ đường, thì việc dành một chút thời gian trước buổi lễ để gặp nhau giải tỏa rất nhiều áp lực cho cô dâu chú rể. Họ có một chút thời gian để nhìn thấy nhau trước khi ra mắt quan viên hai họ, chia sẻ những giây phút xúc động, hồi hộp trong không gian riêng tư. Và lợi ích lớn nhất là những bức ảnh lột tả cảm xúc yêu thương họ dành cho nhau rất gần gũi.
Áp lực của first look?
Thực tế là có nhiều chú rể không giỏi biểu lộ cảm xúc. Với phụ nữ, việc trang điểm và ăn mặc đẹp, đặc biệt là trong ngày cưới, mang một ý nghĩa rất quan trọng. Họ ngầm muốn được tán thưởng. trầm trồ, họ kì vọng được nhìn thấy vẻ mặt ngưỡng mộ của mọi người, nhất là người đàn ông mà họ sắp cưới làm chồng. Thế nhưng thực tế là có nhiều chú rể, do quá áp lực, không biểu lộ cảm xúc như mong đợi và dễ dẫn đến việc gây hụt hẫng cho cô dâu
Việt Nam có first look không?
Có chứ. Trong đám cưới truyền thống của Việt Nam, sau kkhi nhà trai thưa chuyện với nhà gái, chú rể được cho phép để lên phòng đón cô dâu. Đó chính thức là lần đầu tiên hai người nhìn thấy nhau trong bộ đồ cưới.
Câu hỏi quan trọng nhất: Tại sao không xúc động?
Có nhiều lí do để khoảnh khắc này trở nên kém lãng mạn hơn các bức ảnh các bạn tìm thấy trên mạng, ví dụ
1. Các cặp đôi chỉ có một chút thời gian để gặp nhau trước khi nhanh nhanh chóng chóng xuống chào hai bên gia đình
2. Các bạn đã nhìn nhau chán chê mê mỏi khi chụp ảnh cưới hoặc đi thử váy cưới
3. Có quá nhiều việc phải lo lắng, hoặc mệt mỏi do thức khuya, không ngủ đủ giấc từ ngày hôm trước cũng dễ dẫn đến việc tê liệt cảm xúc vào ngày trọng đại nhất
Kết hợp với đám cưới truyền thống ra sao?
Tất nhiên là mình không khuyên các bạn bỏ phắt các trình tự truyền thống để đổi lấy một đám cưới ít hòa hợp về văn hóa, nhưng mình luôn khuyến khích kết hợp đám cưới truyền thống với phong cách cưới phương Tây, giản tiện các thủ tục rườm rà để tập trung vào hạnh phúc của cô dâu chú rể. Vì vậy, để kết hợp first look với đám cưới truyền thống, mình có vài gợi ý sau
1. Các cô dâu hãy hạn chế rủ chú rể đi thử đồ cùng, để giữ chiếc váy đó như một bí mật, một món quà bất ngờ cho người bạn đời của mình. Các cô bạn gái thân chắc chắn sẽ là những nhà tư vấn thông thái và có gu thẩm mỹ hơn nhiều.
2. Nếu cô dâu chú rể cá tính hơn một chút, hãy thử chụp ảnh cưới theo phòng cách casual, không sử dụng váy cưới cho pre-wedding photoshoot mà để dành nó cho ngày trọng đại. Việc làm này vừa đỡ mệt cho ngày chup, vừa tiết kiệm được chi phí thuê váy.
3. Kéo dài thời gian chú rể lên đón cô dâu bằng cách rút ngắn thời gian hai bên gia đình phát biểu ban đầu, thay vào đó các bậc phụ huynh có thể giới thiệu trò chuyện với nhau lâu hơn một chút trong khi cô dâu chú rể chụp ảnh trong phòng. Hãy chủ động nhấn mạnh với photographer rằng đó là một trong những giây phút quan trọng cần được lưu giữ.
5. Lời khuyên cuối cùng dành cho các chú rể là: Dù photographer có giỏi đến đâu, họ cũng chỉ có thể photoshop được hậu cảnh, hoặc cùng lắm là phục trang trên người bạn. Không ai có thể phoohotoshop được những cảm xúc quý giá mà bạn dành cho người phụ nữ đang nắm tay và đi cùng bạn những ngày tháng rất dài và rất xa về sau này. Vậy thì trong ngày quan trọng đó, hãy luôn cố (vì tôi biết các anh cũng rất mệt) dành cho cô ấy những gì chân thực nhất, ánh mắt, nụ cười và kể cả những giọt nước mắt, hãy làm cho cô ấy cảm thấy tự hào "Tôi yêu và được yêu" nhé, các chú rể thân mến của tôi.
No comments:
Post a Comment