Saturday, October 31, 2015

Mùa đông thứ hai xa Hà Nội.



Mình không phải không thích lạnh, mà là không thích sự chây ì của chính mình khi trời lạnh. Nhớ những sáng 7h dậy vén rèm nhìn ra một bầu trời xám xịt, gió đay nghiến từng cơn qua cửa sổ mà nản. Ngày bắt đầu từ 11h trở đi, nên cộc lốc và gấp gáp. Mình chả bao giờ làm được cái gì nên hồn vào những sáng mùa đông.

Tiếp nữa, mùa lạnh mình không có quần áo đẹp, nếu đẹp thì không ấm, nếu ấm thì khó đẹp, nên hoặc là đẹp nhưng dễ ốm, hoặc là ấm nhưng mà ục ịch béo xấu. Càng có lí do để không ra ngoài đường! 

Hà Nội có nhiều kiểu rét, có kiểu đáng yêu, như cái rét của sáng sớm mùa hạ. Tầm 5h dậy đi tè, nắng mới lên chưa kịp kéo cho sương tan đi, khiến đứa nào cũng rùng mình khi đặt mông xuống bệ xí. Nhưng cái rùng mình đấy dễ chịu hơn tỉ lần cái cảm giác rùng mình khi đặt mông xuống bệ xí mùa đông. Bao nhiêu năng lượng như thể bị kéo tuột ra ngoài :)) 

Và mùa đông thì hay làm mình béo. Đường phố Hà Nội nhộn nhịp hơn vào mùa đông, nhất là các buổi tối. Quà Hà Nội mùa đông kể ra thì vô vàn, bánh khúc, quẩy nóng, bánh tiêu, chè trôi tàu... Các thức này có quanh năm, nhưng ăn vào mùa khác thì vô duyên tợn. Kiểu như mùa xuân thì ăn bánh mứt, mùa hè ăn chè, mùa thu ăn cốm, còn mùa đông, ăn tất cả mọi thứ. Ôi chao mùa đông!!! 

Hai cái lợi duy nhất của mùa đông mà mình đúc kết ra là da dẻ, tóc tai sẽ đẹp. Ở một đất nước nhiệt đới độ ẩm cao quanh năm thì mái tóc nhẹ nhàng bay bay trong gió hay một làn da hơi hanh hao là chuyện gần như không tưởng. Mấy năm mình dậy thì, mùa hè nào cũng là cả một cuộc chiến, mùa đông là khoảng nghỉ hiếm hoi để mình có niềm tin là da mình sẽ có ngày được đẹp. Mình nhớ hồi tóc dài, tóc được giấu trong ngàn lớp áo mũ, chỉ đến khi nào đi ngủ mới xoã ra. Cái cảm giác lành lạnh khi từng lọn tóc đổ xuống vai xuống gáy đưa người ta vào giấc ngủ nhanh không tưởng. Dù chả có bàn tay nào vỗ về nơi đó.

Cái lợi thứ hai, đương nhiên là có cớ để có người yêu. Uh thì tay lạnh, cần có bàn tay khác nắm vào, lưng lạnh, cần có một bộ ngực tựa vào, và uh thì nói chung chỗ nào cũng lạnh nên cần một tấm chăn 37 độ đầy đủ chức năng sưởi ấm, hát múa và đưa em đi chơi đi cho tiện. Được không, các người tình mùa đông? 

Ở đây, một hòn đảo chẳng bao giờ rét, thịt da trải qua 24 mùa đông Hà Nội tự nhiên thấy nhớ, chả cần ai dạy cũng biết là mùa đông đang về.





Friday, October 30, 2015

4 món ăn không thể bỏ qua khi đến Bali

Nền văn hóa Hindu giáo phong phú kết hợp với tín ngưỡng đa thần ở Bali đã thành nguồn cảm hứng của nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có ẩm thực. Các đặc sản Bali luôn nổi bật với hương liệu và gia vị địa phương, thường được dùng để dâng thần linh trong nghi lễ tôn giáo, giờ đây được phổ biến tới du khách như một niềm tự hào của hòn đảo du lịch lớn nhất Indonesia này.

Babi Guiling - Lợn sữa quay



Babi Guling là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ lớn của người dân Bali. Món ăn này bao gồm cơm trắng ăn kèm với thịt heo sữa quay, các rau củ gia vị bản địa và nước tương cay đặc trưng. Chủ nhà hàng Ibu Oka, nhà hàng lợn sữa quay nổi tiếng nhất vùng Ubud, chia sẻ, lợn sữa dùng để quay không hề bé nhỏ như nhiều người tưởng tượng mà có thể đạt tới trọng lượng 70 kg, miễn là chúng được chăm sóc theo chế độ và nguồn thức ăn sạch để cho ra chất lượng tuyệt hảo. 
Theo truyền thống, lợn được làm sạch từ sáng sớm để chủ nhà có thể kịp phục vụ khách khứa vào bữa trưa. Đầu bếp sẽ xát nghệ toàn thân lợn để phần bì có được màu vàng óng như mật khi nướng, phần bụng được nhồi với hỗn hợp rau mùi, sả, lá chanh, lá salam, ớt, tiêu đen, tỏi, gừng, riềng... Cả con lợn được giữ trên than hồng bằng những cọc gỗ lớn, được những thanh niên lực lưỡng liên tục quay tròn thật chậm để đảm bảo thịt vừa chín tới, các loại gia vị thấm đều, đặc biệt là lớp bì phải thật giòn tan, béo ngậy mà không ngấy. Thỉnh thoảng anh đầu bếp lại nhanh tay vẩy một chút nước vào đám củi đang cháy dở để món ăn có một chút vị ám khói khác hẳn với món lợn quay hoặc lợn chiên ở các nơi khác. Đây có lẽ cũng chính là phần hấp dẫn nhất trong món Bali Guling truyền thống.

Hãy tưởng tượng sau bao háo hức đợi chờ, một đĩa thịt lợn sữa quay được dọn lên, đầy màu sắc và hương vị, với màu mật ong óng mượt của lớp bì giòn, màu trắng của gạo, màu xanh của nước tương cay đặc trưng cùng hương thơm của các loại gia vị gừng, sả, tiêu và ớt. Và xin đừng ngần ngại thưởng thức bằng tay theo đúng truyền thống mà người dân địa phương vẫn duy trì cho tới tận bây giờ.
Bebek Betutu - Vịt hầm 
Bebek Betutu là món ăn nổi tiếng về sự cầu kì. Đến nỗi, trước khi trở nên phổ biến tại các nhà hàng dành cho khách du lịch, món ăn này đòi hỏi thực khách phải đặt trước với đầu bếp ít nhất một ngày. Giống vịt được chọn phải là vịt địa phương, quanh năm ăn mót thóc lúa từ những ruộng lúa thơ mộng của vùng Ubud. Vịt sau khi được làm sạch sẽ được tiếp tục chà xát với me nhuyễn và muối để làm sạch mùi hôi sau đó đầu bếp nhồi trứng, lá sắn cùng hỗn hợp gia vị đặc biệt có tên "Bumbu Rajeng" để tạo nên hương vị đặc trưng của món Bebek Betutu. Những chú vịt này để được ướp gia vị từ 8-10 tiếng trước khi đầu bếp khéo léo gói chúng trong vỏ trầu và hầm cho tới khi thịt chín mềm và rời khỏi xương. 
Khay 3 món chấm ăn kèm món vịt
Có lẽ sự cầu kì ngốn thời gian này chính là bí quyết đã làm nên một phần của ẩm thực Bali qua món ăn "lạ miệng". Hiện nay trên cả Bali, số nhà hàng phục vụ món ăn này cũng chỉ được đếm trên đầu ngón tay và phần lớn trong số đó đều có tuổi thọ hơn ba thập kỉ. Cùng với Bebek Betutu là một biến thể khác cũng được yêu mến không kém, đó là món vịt chiên giòn Bebek Goreng. 

Sate - Thịt xiên nướng


Naughty Nuri - một nhà hàng được yêu thích bậc nhất với món thịt nướng

Nền ẩm thực quốc tế từng chứng kiến nhiều sự giao thoa ẩm thực xuất sắc, và món thịt xiên nướng của người Bali có lẽ nên được vinh danh là một trong những món ăn quốc tế phong phú nhất. Những nền ẩm thực khác nhau cho ra những hương vị nồng đượm văn hóa, đặc tính khí hậu và văn khóa khác nhau và ở Bali, thực khách có thể tận hưởng những xiên thịt nướng ngọt ngào giàu hương vị bậc nhất. 
Người dân Bali thường ăn Sate trong những bữa tiệc lớn, khi chủ nhà và khách ngồi xếp bằng quanh “mâm cơm” được làm từ những bẹ chuối nối dài với nhau. Cùng với Sate là cơm rang, món nộm giá, bánh phồng tôm và những hạt đậu tương nướng giòn. Đến với món ăn này, một đầu bếp khách sạn năm sao hay một anh bán hàng vui tính ngay vỉa hè  đều mang đến cho thực khách một niềm hào hứng chung khi liên tục nhúng những xiên thịt vào trong khay nước tương ngọt và khéo léo nướng trực tiếp trên than hồng. Một vài nhà hàng phục vụ nước chấm ăn kèm giống như hỗn hợp trộn sử dụng ở món Babi Guiling và Bebek Betutu, có nơi thêm thêm thảo quả, quế và hạt thì là, có nơi lại nghiền lạc thành tương ăn kèm để tạo nên mùi vị riêng biệt. Thế nhưng với những cái bụng đang đói cồn cào mà ngửi thấy mùi đường cháy, lại thêm những làn khói bốc lên sau những tiếng xèo xèo mời gọi, thì chớ "hoãn cái sự sung sướng đó lại. Hãy tự thưởng cho mình một xiên Sate hay bất cứ một món nướng nóng sốt trên vỉ nướng sau một ngày dài lang thang khắp những con đường lãng mạn của Bali!
Masakan Padang - Cơm chọn món
Một đĩa cơm của tôi có món bò kho, cánh gà chiên, cà ri và rau luộc.

Padang là tên một ngôi làng của người Minangkabau ở Tây Sumatra, Indonesia và Masakan Padang được hiểu là món ăn của làng Padang. Hầu hết người Minangkabau là người Hồi giáo, ẩm thực Minangkabau được chế biến dựa vào chế độ ăn uống nghiêm ngặt không có thịt lợn. Tuy nhiên khi tới Bali, bạn sẽ chứng kiến một sự giao thoa và thăng hoa ẩm thực khi thấy người dân ở đây chế biến khéo léo các nguyên liệu thịt bò, trâu, dê, thịt cừu, thịt lợn, thịt gia cầm và cá, bao gồm bộ phận nội tạng một cách đầy hương vị. 
Ẩm thực Padang là minh chứng của ảnh hưởng ẩm thực Đông Ấn Độ và Trung Đông trong ẩm thực Indonesia với các món ăn được nấu trong nước sốt cà ri dừa sữa sệt và sử dụng rất nhiều hỗn hợp gia vị. Các món ăn được chế biến thay đổi hàng ngày, và menu không gì khác chính là những món ăn đó được bày trong tủ kính. Các thực khách chỉ việc lướt qua là biết được nhà hàng đó có món mình yêu thích hay không. Nếu còn phân vân, người phục vụ sẽ giới thiệu hoặc giúp bạn chọn các món ăn được yêu thích như Rendang - thịt bò kho cay, gà chiên, cà ri cá và tất nhiên là sambal, một loại nước sốt cay phổ biến tại Bali. Tất cả các món ăn sẽ được nhanh chóng dọn ra kèm với cơm nóng. Rau ăn kèm chủ yếu là lá sắn luộc, hoặc  mít non và cải bắp ăn cùng sốt cà ri. 
Xin bạn đừng ngạc nhiên khi các nhà hàng Makasan Padang đưa cho bạn  Kobokan,  một bát nước với một lát chanh trước khi dọn đồ ăn ra bàn. Nước này được sử dụng để rửa tay trước và sau khi ăn bởi theo cách truyền thống, người Bali sẽ chỉ dùng tay không để bốc thức ăn. Nếu bạn không thoải mái ăn bằng tay trần, hãy lịch sự đề nghị dĩa và thìa. Đến đây, hẳn bạn đã thấy sự khác biệt trong phong cách ẩm thực Bali, ngay từ trong cách ăn?

-----------------------------------
Thông tin thêm:+ Đọc thêm các bài viết về du lịch Indonesia tại ĐÂY
+ Bali nằm ở phía đông của Indonesia & cách thủ đô Jakarta hơn 1.000km về phía Tây. Với diện tích khoảng 5.632km2 và dân số hơn 3,15 triệu người, đây là một trong những hòn đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới.
+ Bali quá nổi tiếng với nhiều danh hiệu như “đảo hòa bình” (Island of Peace), "Bình minh của thế giới” (Morning of the World). Thế nhưng cái tên "đảo của những vị thần linh” (Island of Gods) có lẽ gắn liền với tôn giáo đa sắc màu nơi đây. Du khách sẽ cảm nhận phần nào “sự đa sắc màu” đó qua nghệ thuật ẩm thực độc đáo của Bali.

Các đồ uống phải thử khi đến Thái Lan



1. Kem dừa (phát âm ice cream ma-prao) là món được các khách du lịch rỉ tai nhau khi tham quan chợ cuối tuần Chaktuchak. Lí do là sau những giờ shopping nóng và mệt thì không ai có thể từ chối khi những xe kem hấp dẫn này vẫy gọi. Chỉ chờ bạn gật đầu, người bán hàng sẽ nhanh tay bổ đôi quả dừa, rút hết nước và dùng ngay nửa quả dừa đó làm cốc đựng kem. Kem dừa được làm từ nước cốt dừa nên mềm mịn và béo ngậy sẽ được trang trí bằng cùi dừa tươi, lạc, hoặc một số loại hoa quả khô tùy lựa chọn. 


2. Cafe đen (phát âm Ô-liêng) khác với món cafe đen đá của Việt Nam, người Thái uống cafe rất loãng. Món đồ uống khoái khẩu của người Thái mỗi sáng là Ô-liêng, chính là cafe đen với đường. Nếu có dịp ăn sáng với cơm gà và Ô-liêng, bạn đã được coi là người Thái chính hiệu rồi đó. Ngoài ra, cafe sữa (thực ra là sữa-cafe mới đúng) cũng là một món đồ uống rất hợp cho những bạn thích cafe mà không uống được nhiều cafe, như mình!

1. Cha nom yen 2. Olieng 3.Cha manao 4. Cafe boran

3. Trà sữa (phát âm Cha-nom-yen) đang làm mưa làm gió tại khắp các cửa hàng giải khát Việt Nam là món không thể bỏ qua khi các bạn du lịch Thái Lan. Với màu cam đặc trưng từ hồng trà pha với sữa, mà phải là sữa bột, sữa đặc và bột sữa nguyên kem để tạo nên vị béo ngậy của sữa mà không mất đi vị trà đặc trưng. Một số cửa hàng dành cho teen có thể cho bạn lựa chọn trà sữa trân châu hoặc thạch các loại, tuy nhiên món trà sữa "truyền thống" của Thái thì chỉ gồm trà và sữa mà thôi. 

4. Trà chanh (phát âm Cha măn-ao)
Trà chanh cũng có màu cam do được hãm từ hồng trà/hong cha. Sự khác biệt của đồ uống này với món giải khát cùng tên có tại Việt Nam đó là trà chanh của Thái Lan có màu cam do được hãm từ hồng trà. Cùng với đó, loại chanh để pha với trà lại là chanh giấy, loại chanh chua gắt, tép nhỏ và ít hạt giống như chanh ở Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam, nên trà chanh Thái có vị chua gắt và vị chát rất rõ rệt của trà chứ không ngọt dịu và chát nhẹ như trà chanh mà các bạn có thể tìm thấy ở các con phố Nhà Thờ, Đào Duy Từ. 
Trà sữa và trà chanh đều dùng trà đỏ Thái Lan 
5. Dừa nướng (phát âm Ma-prao páo) có thể được coi là đặc sản của Thái Lan vì hương vị có một không hai của nó. Ngoài gạo, dừa là niềm tự hào thứ hai của đất nước Thái Lan, ẩm thực của Thái Lan sẽ mất đi rất nhiều hương vị nếu không có dừa. Và người Thái Lan uống nước dừa theo kiểu của họ: nướng! Quả dừa được lột bỏ cùi và nướng than trong một thời gian nhất định để phần nước dừa bên trong cô đọng lại, thơm ngọt hơn và đặc biệt là béo ngậy do dầu dừa tiết ra. Một trái dừa nướng bán trên đường phố Bangkok có giá dao động từ 30-50baht. 

Sunday, October 25, 2015

A random Sunday.

Or How we spent a lovely Sunday today?




 Say Hi!

Visiting an old place
 An unexpected friend.
Chu taken by Matt.
A gift from the woods. Hanoi autumn is not golden season, but I miss it anyway.

Difficult to deny the fact that Everyday is a lovely Sunday in Koh Samui. There are Sundays that are just a little bit less lovely but there are Sundays that are way more lovely than others, depends on how you see it. It was raining cats and dogs two times in the morning which made the following afternoon blazing and humid. On the other hands, we went on adventures with a friend and spent a lovely afternoon in Marlee's garden.

Pixie dust

Gypsy showed her dedication to fashion and ability to be a super model for the first time.













Day ended with a Skype call from my Mom & Dad. 

Such a blessing to have a life like this!

Thursday, October 15, 2015

Hạnh phúc hôm nay là một đĩa mì

Lớn lớn một chút thấy yêu cũng nhẹ nhàng thôi. Không cần vội vàng son phấn cho một cuộc hẹn, vội càng chụp một bức ảnh, vội vàng chỉnh sửa, vội vàng lên google search một câu sến chát chúa làm caption rồi post lên Facebook. Không lo bị kéo trôi khỏi những dòng thời sự nóng bỏng kia càng không lo bị cuốn vào đó. Mối tình năm năm đó đã dạy cho em một bài học Bên nhau chưa đủ, phải chọn được bên nhau, hàng ngày, nhiều hơn từng chút một, mới là thử thách thực sự. Và đương nhiên là em chọn dành thời gian ở bên anh hơn là bên cạnh điện thoại.

Anh hay hỏi em là Tại sao hồi đó lại ở lại Samui và chọn sống cùng anh chứ không phải với người khác? (Ý kiểu "một lần khiêm tốn, bốn lần tự tin", là sao anh không đẹp trai, không giàu, không thích đi party, hay làm em giận mà sao em không đi yêu thằng khác quách luôn đi cho nhanh) Ồ vì em nhận ra, một mối quan hệ thành công là một mối quan hệ mà đến thời điểm con đường chung đã hết, thì có thể ôm hôn và thực tâm cầu chúc cho người kia một khởi sự may mắn trên con đường mới chứ không phải được đong bằng số ảnh chụp, số like, số ngày bên nhau. Con đường chúng ta đã và đang đi, tuy có lúc không được bằng phẳng, cũng đừng nghĩ rằng đó là một lựa chọn sai. Niềm tin có thể bé lại, nhưng có niềm tin nào là không xứng đáng, là bị đặt nhằm chỗ đâu? (Hy vọng sau này đọc được tiếng Việt hehe)

Em đã ở bên rồi chọn rời bỏ những người trong quá khứ vì nhiều lí do, nhưng nếu có một lí do nào để em nhớ về họ ngày hôm nay, thì chỉ có thể là vì em đã không chọn họ, mỗi ngày. Người đàn ông của hiện tại đang trong bếp nấu mì, em ngồi lười viết những dòng này, để ghi nhớ một ngày rất bình thường ở đây. Em vẫn yêu khờ, vẫn nhiều khóc thương buồn nhớ, mà em vẫn tin, vẫn yêu, thế nên em xứng đáng được hạnh phúc.



Và hạnh phúc hôm nay là một dĩa mì ăn liền he he

Wednesday, October 7, 2015

Road trip to the North of Vietnam: Lao Cai-Sa Pa-Y Ti



Y Ti, famous for its name "Sea of clouds" was not in the mainstream but it is getting more and more attentions from bikers and backpackers from Vietnam and other countries. My boyfriend and I decided to do this route in March, 2015 for 4 days and 3 nights  As I am sure many of you out there are looking for a clear detailed instructions, I am describing in this post everything we collected from Internet and things we actually did. You can follow our foot prints since we were as clueless as you are now when we started but everything turned out amazing, even the roads, despite most weather forecast saying that it was rain season.




From Hanoi, we took the 9pm train from Hang Co train station to arrive Lao Cai at 5am the next day. 35$ for one lower bed in AC coach, 40$ for upper. Once we got there and woke ourselves up with some hot noodle soup in a restaurant nearby, we asked the shop owner if he can help arrange a motorbike for rent. They know best, just make sure you bargain at the price of 2$ for a bowl of noddle soup and 22$ per day for a manual motorbike in advance. 

Here is our initerary from Lao Cai station - Bat Xat (11km) - Trinh Tuong (26km) - Lung Po (19km) - A Mu Sung (7km) - A Lu (7km) - Ngai Thau ( 5km) - Y Ty (7km) - Den Sang (10km) - Muong Hum (42km) - SaPa (38km) - Lao Cai. From the train station, turn right and head to Coc Leu bridge, this is the border brige between Vietnam and China. (With a 10$ borderpass you can visit China for a short daytour too) After Coc Leu bridge, there will be no difficulties reading the signboards with the milestones given above. 

The weather that day wasn't supportive so we decided to set off as soon as we got everything sorted out. It took us around 3 hours to get to Ngai Thau, mostly because of the weather. It was raining cats and dogs that kept us at Ngai Thau for roughly an hour but we fortunately met our first host. Phuong, name of the guy, owned a motorbike repair shop and was too welcoming to see us bear the rain. He offered us hot water to cook instant noodle, taught Matt how to use the bamboo bong and even let us try his home-brewed rice wine. It was strong, of course, that warmed us up right away. We only had less than one hour driving to get to Y ti - our first stop - however we didn't dare to take more than 3 sips.
First time trying Vietnamese tobacco.



And don't worry much about the road. We had been warned about the nearly-impassable roads between Ngai Thau and Y ti but turned out most of the roads are black-coated, only a few unadopted roads left.

This sh*t scared me to death!

There are not so many choices when it comes to accommodation, in fact the only choice you have is to homestay with native people. Ms My tel 0203501320 and Ms Si tel 01274546667 are two trustable addresses you can contact for now, as far as we know. They expect 3$ per person per night and 6$ per meal. As Ms My did not pick up her phone, we ended up staying with Ms Si and could not be happier with her generous hospitality. 



She cooked for us huge dinner and yummy noodle for breakfast the next day. We bought a few hand-made bags from her and gasoline from her shop before heading to Sapa.


It is recommended to discover Y Ty in the afternoon to watch the sun setting down in the sea of ​​clouds or in the early mornings when fog still covers the mountains. There was a few attractions: Muong Hum market, Sin Chai, Lao Chai: exotic architecture of the Mong, Ha Nhi native tribes, the border Milestone, A Lu: majestic stretch of road, Ngai Thau: a good spot to watch the clouds . 





One thing important to NOTE DOWN: When you arrive Y Ty, find a way to inform the authority about your present by showing your ID card. Follow instructions from any border guards you might meet. Most border stations have rooms available at a small charge, if the case you couldn't find anywhere else to sleep. There is nothing much in the evening other than sharing a good talk and drinks.

The road from Y Ti to Sapa is a piece of cake, as long as you leave Y Ti before 12 noon, you will reach Sapa town before dinner. There are 02 gas stations on the way between Y ti - Ngai thau, you have to run back to refill the gasoline before leaving for Sapa Town. We stayed there only for one night, I was in Sapa and knew the town since things had been far more beautiful than what it is today, however Matt loved it. We got excited to find a native Thai tribe girl who spoke the same language with Thai people in Thailand, Matt got exicted with the idea that Thai people were actually Chinese. Thousands year ago, they started their journey, a few of them decided to stay in the North mountains in Vietnam, forming a native Viet-Thai tribe, while the rest moved on and settled down all the way in Thailand nowadays. We spent all day walking as far as we can go, had some good food and took some photos. You might want to do some research yourself because there are quite many recommendations for internet, but I believe you will love this town. 




The next day, we left first thing in the morning for Lao Cai to return the motorbike and made it just in time for the 3pm bus. The new highway only takes you 3 hours and a half to get back to Hanoi center again. In the case of high season, you should keep your bike owner's number and asked them to reserve the return ticket for you. 





GLHF guys!