Monday, March 21, 2016

Các món mì nhất-định-phải-ăn ở Thái Lan.

Bài viết cộng tác với afamily.vn 










Thịt bò hay thịt lợn? Mì sợi to hay sợi nhỏ? Mì gạo hay mì trứng? Chan nước hay ăn khô? Nước trong hay nước dùng có tiết? Cay hay không cay? Có muôn vàn câu hỏi đón chờ khi bạn bước chân vào một gánh mì rong ở Thái Lan, và mỗi câu trả lời sẽ đưa bạn đến với một món mì khác nhau. Hãy cùng khám phá sự độc đáo vô tận của văn hóa mì Thái Lan trong bài viết này. Và các bài viết sau!



Một quầy gia vị tại một cửa hàng mì bao gồm ớt tươi, ớt khô, ớt bột, tỏi chiên, hành tím, hành lá, tiêu bột 


KUAY JAP

ก๋วยจั๊บ

Dễ dàng tìm thấy ở khu China Town, Kuay Jap là món ăn có nguồn gốc từ người Triều Châu tồn tại lâu đời trong lòng Bangkok. Mì được sử dụng trong món Kuay Jap thường là mì gạo được cán mỏng thành lá và cắt hình vuông, ăn cùng với thịt lợn và nội tạng hầm nhừ. Phần nước dùng có hay lựa chọn, Nam sai là nước dùng trong suốt được ninh từ xương lợn, Nam sai là nước dùng có thêm ngũ vị hương, tuy nhiên với cả hai loại nước dùng, đầu bếp sẽ xức rất nhiều tiêu bột trước khi món ăn được phụ vụ. Một chút hành mùi màu xanh và một miếng há cảo chiên màu vàng là điểm nhấn của món ăn thơm ngon này.




 Một phiên bản khác, tuy nhiên không phổ biến lắm, của món ăn này là KUAY JAP YUAN chính là món bánh canh của Việt Nam với giò thái miếng thay cho thịt lợn, có nơi cho thêm trứng cút luộc, trên cùng là hành khô hành lá. 

KUAYTIAW TOM YAM

ก๋วยเตี๋ยวต้มยำ

Các fan của món Tom Yam hẳn sẽ rất vui mừng khi biết, nước dùng Tom Yam có thể dùng để chan các loại mì. Dù bạn order mì gạo sợi nhỏ như sợi miến, cho tới bánh đa trắng to như sợi phở, hay mì vàng, chỉ cần có đủ các nguyên liệu sau: nước dùng đun từ nước xương, giấm ớt tỏi, đường, lạc giã nhỏ và thật nhiều ớt bột, đầu bếp sẽ ngay lập tức phục vụ bạn một bát Kuay Tiew Tomyum với đủ vị chua cay mặn ngọt nóng hổi. Ăn kèm với mì thường là thịt lợn băm hoặc thịt lợn xá xíu thái lát mỏng, thịt viên, trứng luộc lòng đào và một miếng sủi cảo rán giòn, kèm theo một chút hành lá thái nhỏ. 


BAMII

บะหมี่


Nếu cả Thái Lan chỉ có một tiệm mì duy nhất, thì chắc chắn tiệm mì đó sẽ bán Bamii. Với nền cơ bản là nước dùng trong veo từ nước ninh xương, có vô vàn biến thể của món ăn này, từ nguyên liệu mì: mì trứng, mì gạo, bánh đa, cho tới thịt ăn kèm: thịt lợn quay, thịt vịt nướng, thịt lợn xá xíu, sủi cảo... không cần bàn cãi khi nói Bamii là món mì phổ biến nhất Thái Lan. Tùy theo vùng miền mà các gia vị được gia giảm ít nhiều, tuy nhiên món ăn không thể được phục vụ nếu thiếu chút hành mùi thái nhỏ, tiêu bột, tỏi chiên và một chút dầu tỏi. Những khách hàng thích vị đậm đà của các loại gia vị trên có thể gọi mì và nước dùng riêng. 
Bamii ăn với thịt xá xíu, thịt viên








Bamii ăn cùng thịt xá xíu và sủi cảo





KHANOM JIIN

ขนมจีน

Người Thái không ăn bún như người Việt. Nghĩa là không chan nước, không ăn cả bò, gà, cá, cua chan nước dùng với bún, tuy nhiên không phải vì thế mà cho rằng người Thái không ăn bún. Khanom jiin, cũng có thể coi là một trong những món ăn vỉa hè rẻ nhất và được ưa chuộng nhất của người Thái, là món bún được ăn kèm với các loại nước sốt cà-ri cay nồng (thường có nhiều vị như cá, tôm, cua hoặc dừa). Nhưng nếu chỉ có vắt bún con đặt trên đĩa sâu lòng, chan thêm nước sốt sền sệt từ gia vị cà ri và cốt dừa thì món ăn này đã không được ưa chuộng đến thế. Ăn cùng với Khanom Jiin là rau, một nguyên liệu khá ... hiếm trong ẩm thực của người Thái nói chung. Rau sống ăn kèm với Khanom Jiin lại không phải các loại rau gia vị như của người Việt Nam mà bao gồm các loại rau củ tươi sống: cà pháo, cà chua, giá đỗ, lá xoài non, đậu đũa, bắp cải thái sợi và dưa chua. Vị chua và thanh mát của bún rau sẽ làm dịu đi cơn hương vị nồng, đôi lúc là cay tới xé ruột của cà ri, để rồi ăn một miếng là lại phải xuýt xoa ăn thêm miếng thứ hai thứ ba... khó thể dừng lại. 








Nước sốt cà ri

KHAO SOI  

ข้าวซอย 

Là món ăn đặc trưng của vùng Bắc Thái, cụ thể là khu vực Chiang Mai, Chiang Rai, Pai... Khao Soy gồm mì vàng chan nước cà ri cốt dừa đặc và sánh, thơm ngậy, ăn cùng các loại thịt theo ý thích (thịt lợn nướng, hải sản, xúc xích cay, gà...) dưa chua, hành tím thái nhỏ. Trước khi được dọn ra đầu bếp sẽ đặt một chút mì vàng chiên giòn lên trên cùng, vừa để trang trí vừa tăng thêm tính phức tạp của món ăn. Mỗi một miếng Khao Soy vừa có sự mềm mại, vừa có chút giòn giòn, vừa có vị hăng của hành, vừa có vị ngọt của cốt dừa, tạo nên một món ăn không thể lẫn đi đâu được. Để hương vị thêm hòa hợp với dưa chua, khách hàng có thể vắt thêm chút cốt chanh từ miếng chanh mà đầu bếp đã tinh ý để sẵn bên cạnh. Và, thế là món ăn đã hoàn tất, mời các thực khách xơi. 


http://blog.hatmem.com/2015/12/huong-dan-i-pai-chiang-mai-cu-nhat.html




Hành tím và dưa chua ăn kèm


Đám cưới của người nước ngoài tại Việt Nam.

Mình thường làm đám cưới cho khách nước ngoài theo trình tự như sau, mình viết lại đây vì có bạn hỏi cho khách của bạn ấy, xin mời tham khảo để tư vấn khách cho phù hợp. 


- Khách tập trung lúc 4:30 Nếu có khách ở các nơi khác thì 3:30-4:00 là thời điểm khách lên đường tới nơi cử hành lễ, nếu tất cả khách khứa ở chung một nơi thì giờ đó họ bắt đầu là lượt, khăn áo để đi đám cưới. Trước khi cô dâu chú rể làm lễ, khách có thể chờ từ 15-30p trong lúc đó có đồ uống và đồ ăn nhẹ phục vụ


- Làm lễ lúc 5:00-5:30 tuỳ vào mùa và độ sáng của bầu trời. Nếu làm lễ ngoài trời thì nên căn thời điểm mặt trời xuống dần, không nắng quá gắt làm cô dâu chú rể nheo mắt chụp ảnh không đẹp, không nên tối quá (đương nhiên) Làm lễ trong nhà cũng không khác mấy, đều thường diễn ra trước 6h, vì sao ở dưới nói tiếp ạ.





Trong nhiều trường hợp thì địa điểm làm lễ và địa điểm ăn uống khác nhau, nên sau khi tiễn đôi uyên ương ra khỏi nơi làm lễ thì cả gia đình cũng lên xe di chuyển tới nơi ăn uống luôn.

- Sau khi làm lễ, mọi người thường dành ít nhất là 01 tiếng đồng hồ để uống rượu, thay đồ, nói chuyện làm quen với nhau, có thể có thêm các tiết mục nói xấu nhau ôn lại kỉ niệm cũ. Cô dâu chú rể thường tranh thủ chụp thêm ảnh-mặc-váy-cưới (đúng nghĩa là ảnh cưới) Đây là lí do vì sao phần lễ không nên diễn ra quá muộn




- 7:00 Bữa tối bắt đầu. Trước hoặc trong khi ăn đại biểu gia đình, thường là các ông bố, sẽ có bài phát biểu ngắn và vui. Đây là một truyền thống khá được mong chờ ở các đám cưới vì thường nó sẽ rất funny hoặc sẽ rất emotional.




smile emoticon
Trong đám cưới này bạn thân của cô dâu chú rể còn bí mật yêu cầu mỗi người viết một lá thư cho vợ/chồng của mình, cất vào trong một hộp rượu và tặng lại cho hai người với điều kiện hai người chỉ được mở khi nào tới kỉ niệm đám cưới 20 năm sau đó ^^

Nếu có thắc mắc cần tư vấn kĩ hơn, đừng ngại liên hệ mình qua Facebook hoặc Email nhé!

Friday, March 4, 2016

Một vài ngày đầu tháng Ba.






Đi xe từ Cầu Giấy ra Nguyễn Ngọc Nại, bốn lần dừng đèn đỏ đều đứng cạnh một anh tắc-xi. Anh hạ cửa xe xuống hỏi xin số điện thoại ba lần, độ năm năm trước thì mình sẽ trợn lồi cả mắt quát Tsb thằng điên, nhưng hôm nay lại thấy buồn cười. Phụ nữ đúng là đáng thương, khi còn trẻ (hoặc khi còn cảm thấy trẻ) coi chuyện đàn ông chạy theo mình là đương nhiên. Đến khi không còn cảm thấy ngực cong da trắng má hây hây còn ở lại bên mình thì lại bất ngờ thấy bối rối trước một sự quan tâm săn đón dù cố tình hay hoàn toàn vô tình. 

Ngày đầu tiên của tháng Ba, 2016



Ít khi thấy mệt, vì hay được chiều chuộng. Dạo này ít được chiều chuộng, nên hay thấy mệt. Tự động viên là Hoàng Anh ơi cố nốt cái cuối tuần đê xong rồi hẵng đau đầu! 

Thursday, March 3, 2016

Gợi ý các trò chơi trong đám cưới

Đây là các trò chơi mình thiết kế cho đám cưới của cô dâu chú rể của mình, phù hợp với một không gian thoáng, âm thanh ổn vừa đủ nghe và số người tham gia khoảng trên 20 người. Đa số những người hưởng ứng sẽ là bạn bè của cô dâu chú rể, những người trẻ tuổi tuy nhiên cũng có những cách để rủ cả những khách mời lớn tuổi hơn, đặc biệt là người nhà của cô dâu chú rể tham gia cùng.



Game 1:  Ai biết rõ cô dâu chú rể nhất.

Luật chơi: 10 người chơi chia làm hai đội và có phần quà cho đội thắng. Có thể chia phù dâu phù rể thành hai đội và dùng sự trợ giúp của người thân.
Ví dụ các câu hỏi mình đã sử dụng



  • Cô dâu và chú rể đã hẹn hò bao lâu 
  • Hai người đi đâu vào buổi hẹn đầu tiên
  • Chú rể đã cầu hôn như thế nào
  • Chú rể thích xem chương trình TV nào nhất
  • Cô dâu thích thương hiệu thời trang nào nhất
  • Ở nhà ai là người nấu ăn/nướng bánh ngon hơn
  • Ai là người rửa bát nhiều hơn? 
  • Món ăn/màu sắc ưa thích của cô dâu/chú rể là gì?
  • Địa chỉ chính xác của nhà cô dâu?
  • Chú rể học cấp 1 trường nào?
  • Tên đầy đủ của Best man/Maid of Honor


Trong ngày cưới hôm đó, mình là giám khảo, yêu cầu hai đội chơi hoàn thành trò chơi trong vòng 10 phút và xác nhận câu trả lời bằng cách chụp ảnh bảng câu hỏi up trên facebook kèm hashtag tên cô dâu chú rể.

Game 2: Lemme take a selfie

Yêu cầu: có điện thoại smartphone kết nối internet

Chọn hai hoặc ba người chơi tùy thuộc mức độ tham gia của khán giả, mỗi người chơi đại diện cho một đội. Mỗi đội được giao một nhiệm vụ là chụp ảnh selfie với một người/một vật theo miêu tả random của hosts. Ví dụ


  • selfie với một người tên Linh mà không phải cô dâu
  • selfie với một người áo đỏ
  • selfie với một cái đĩa/thìa
  • selfie với một người quần không phải màu đen
  • selfie với một người không mặc quần
  • selfie với một bình hoa
  • selfie với một người tên Trung mà không phải chú rể
  • selfie với đội còn lại. Đây sẽ là task cuối cùng để cả hai đội có một tấm ảnh thật đông và đủ mặt mọi người


Sau khi chụp ảnh phải up lên facebook của một thành viên, đội nào up xong trước và được giám khảo xác nhận sẽ được cộng một điểm. Sau mỗi vòng, người được chụp cùng sẽ trở thành một thành viên của đội đó và bắt buộc tham gia chụp ảnh selfie sau mỗi task sau đó. Sau 8 -10 vòng, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.

Game 3: Làm gì ở đâu?

Khán giả sẽ cùng slideshow ảnh cô dâu chú rể đoán bức ảnh được chụp ở đâu, mấy tuổi và bối cảnh ra đời của bức ảnh. Đây là một game khá phổ biến tuy nhiên nếu tổ chức game này các bạn sẽ có dịp giao lưu với khán giả, đặc biệt là người nhà của cô dâu chú rể. Hãy chọn những bức hình hồi nhỏ, vào những dịp đặc biệt gắn liền với một sự kiện gia đình và nhờ người nhà, cô chú bác dì bố mẹ anh chị em có liên quan đến sự kiện đó kể lại.

Có thể yêu cầu chú rể miêu tả một bức ảnh của cô dâu hồi bé và ngược lại, chú rể hoàn toàn được quyền tạo ra câu chuyện của riêng mình ví dụ là chú rể ăn mặc rất điệu để chuẩn bị đi party ở trường mẫu giáo còn cô dâu đang xách giỏ đi hái đào ở Hoa Quả Sơn. Càng nhiều chi tiết miêu tả ngộ nghĩnh thì khán giả càng thích thú

Game 4:  Freeze Dance

Số lượng người chơi 10 người lên đứng thành hàng ngang, người dẫn chương trình bật list nhạc đã chuẩn bị sẵn, mời mọi người nhảy theo nhạc và khi nhạc dừng mọi người thì mọi người FREEZE - đóng băng tại đúng vị trí đó. Ai di chuyển sẽ bị loại. Cô dâu có thể sẽ nhảy cùng hoặc yêu cầu người chơi nhảy một số động tác khó nhất định nào đó ví dụ lắc mông, đá chân lên cao hoặc chạm vào vai người bên cạnh.

Game 5 Chạm linh tinh

Chú rể được mời lên sân khấu, bịt mắt và chỉ được dùng đầu ngón tay hoặc lưỡi (nếu chú rể đủ can đảm) để chạm vào một bộ phận bất kì của cô dâu và có 3 lần đoán xem đó là bộ phận nào (tóc, lông mi, khuỷu tay) Khán giả ở dưới có nhiệm vụ cười to và đưa ra các gợi ý sai (rốn, mũi, gót chân) để gây hoang mang.
Phần trò chơi diễn ra sau tiết mục nhảy của chú rể cùng với phù dâu phù rể tặng cô dâu

Mình xếp các trò chơi theo thứ tự mình cho là hợp lý, khi khách mời còn đông và khi khách mời giảm dần và quy mô trò chơi nhỏ dần, riêng tư hơn. Các bạn có thể sử dụng các trò chơi giống như trên hoặc thay đổi phù hợp với tính chất tiệc và tính cách của khách mời nhé!