Thursday, January 22, 2015

Dọc biển miền Trung - phần 2 - Mũi Đôi

Link phần 1 ở đây ạ http://blog.hatmem.com/2014/10/doc-bien-mien-trung-phan-1-kinh-nghiem.html

Vẫn theo lịch trình cũ
Hà Nội – Quảng Bình – Quảng Trị (Nghĩa trang Trường Sơn) - Huế - Hội An – Cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) – Đảo Lý Sơn (Gồm đảo lớn và đảo nhỏ) – Tuy Hoà Phú Yên (Mũi Điện – Hải Đăng Đại Lãnh) – Đầm Môn  (Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hoà) – Nha Trang – Hà Nội
phần 2 sẽ tường thuật lại hành trình của đoàn từ Đầm Môn ra tới Mũi Đôi!



Với những người đã từng đến Mũi Đôi bằng đường bộ thì chắc chắn sẽ ko thể quên được sự khó khăn vất vả và nguy hiểm của chặng đường này! Hơn 3 km đồi cát dưới cái nắng như đổ lửa của miền Nam Trung Bộ ko phải là một thử thách dễ dàng cho những ai ko đủ sức khoẻ và sự kiên trì...

Đường nhựa dẫn ra đồi cát...nóng kinh hoàng...:-ss
Đường nhựa dẫn ra đồi cát nóng kinh hoàng


Một số lời khuyên cho cung đường khắc nghiệt này:
  • Đồ chống nắng là cực kỳ cần thiết đối với các bạn cho dù là nam hay nữ! Ngoài việc mặc bên trong một chiếc áo có chất liệu thấm mồ hôi thật tốt, các bạn nên khoác ngoài một chiếc áo dài có mũ càng tốt để da ko bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, gây mất nước trong cơ thể và gặp nguy cơ bị viêm da do cháy nắng!
  • Giày vải đế mềm có khả năng bám dính tốt để tránh bị trơn trượt khi đi qua đường toàn đá và cát!
  • Tất cả đồ đạc ko cần thiết đều để lại để lấy balo đựng nước uống cho cả đoàn!
  • Đồ đạc mang theo tốt nhất nên cho vào balo để đeo chứ ko nên xách ở tay vì tay các bạn còn phải dùng để bám và giữ thăng bằng khi đi qua những đoạn khó đi!
  • Cơ thể bạn sẽ mất rất nhiều muối khi ra mồ hôi, nếu các bạn chỉ uống nước suối sẽ khiến lượng muối trong cơ thể bị làm loãng đi quá nhiều, rất dễ gây đột quỵ thậm chí có thể tử vong (Điều này đã xảy ra với không ít người tập thể thao nhưng thiếu hiểu biết về vấn đề này)Để khắc phục tình trạng này, các bạn hãy mang theo 2 chai Revive và muối khoáng, chia ngụm nhỏ uống kèmsẽ hiệu quả hơn nhiều.
Lều chúng tôi ngủ qua đêm...<3
Tất cả lều bạt quần áo đồ dùng cá nhân cần được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, để dành chỗ mang nước trong suốt hành trình
Đường đồi cát rất khó đi vì dốc và cát trơn trượt, cộng thêm cái nắng giữa trưa nếu các bạn đi cung giờ này cực kỳ mất sức. Khi cảm thấy mệt, biểu hiện thở gấp, khò khè, chân chùn gối mỏi, chóng mặt do nắng nóng thì hãy tìm ngay bụi cây gần nhất để nghỉ, nghỉ đến khi nào cảm thấy đủ sức đi tiếp thì mới đi!Tuyệt đối ko được cố đi...điều này rất dễ gây kiệt sức đột ngột...đi phượt thì tính đoàn kết phải đặt lên hàng đầu, ko ai chê bạn yếu, ko ai bắt bạn phải đi nhanh cho kịp đoàn, một người mệt thì cả đoàn phải chờ, ko được phép bỏ nhau lại phía sau!

Cứ thong thả vừa đi vừa nghỉ, được khoảng nửa chặng đồi cát sẽ có một lán nghỉ chân của một đôi vợ chồng (là bạn chú Ba, sẽ được nhắc tới phía dưới) ở đây các bạn có thể ngồi nghỉ và phục hồi sức lực cho chặng đường tiếp theo. Tiếp tục đi sẽ có một đoạn qua rừng cây (chưa phái đoạn 8km đường rừng đâu) rồi lại tiếp tục đồi cát, mới đến nhà chú Ba nơi chúng tôi nghỉ qua đêm. Chỉ đơn giản là vài cái cọc dựng lên, cây vú sữa rừng mọc um tùm tạo thành mái , vài cái võng, một cái phản...nhưng nó là thiên đường đối với bọn tôi lúc bấy giờ...

Theo như chú Ba-một người dân bản địa, chia sẻ thì thường mọi người sẽ đến Đầm Môn trước một ngày, ăn uống nghỉ ngơi qua đêm rồi sáng sớm hôm sau dậy từ mờ sáng để bắt đầu chặng đường này, vì khi đó thời tiết mát mẻ, mọi người sẽ ko mất quá nhiều sức để lên đến điểm nghỉ chân là trại của chú Ba vào tầm 7-8h sáng. Đến 2-3h chiều bắt đầu chặng đường rừng cũng được (Tuyệt đối ko vào nhà nghỉ Hải Hà ở Đầm Môn vì thái độ phục vụ rất khó chịu và làm ăn kiểu chộp giật) Nhưng vì ko có nhiều thời gian nên vừa đặt chân xuống Đầm Môn, chúng tôi chỉ kịp ăn bữa cơm trưa, thuê phòng nhà nghỉ để cất bớt đồ là đã vội vàng lên đường đi ngay!

Như miền Tây nước Mỹ thu nhỏ...<3

Chúng tôi bắt đầu chặng đường rừng vào khoảng hơn 3h chiều!

Cái nắng vẫn rất gay gắt... Những tưởng vào rừng sẽ mát, nhưng ko phải như thế, vì rừng ở đây rậm rạp, đa số là cây dứa gại và cây gai chứ nhiều cây thân gỗ to như rừng miền Bắc! Không khí trong rừng lại oi bức vì ko có gió, đường đi cũng chả khác đồi cát là mấy, có chăng là có cây để mà bám cho dễ đi hơn vì trong rừng có những đoạn rất dốc rất trơn và khó đi...từng bước từng bước, chúng tôi bám sát nhau để khỏi lạc và dìu nhau qua những đoạn dốc cao!

Ngoài trời thì vẫn còn ánh sáng nhưng trong rừng thì vẫn phải soi đèn pin cho nhau đi từng bước một vì lá quá rậm khiến ánh sáng ko thể xuống được. Có rất nhiều đoạn phải rẽ trong rừng, người đi trước nhớ chờ người đi sau, vừa đi vừa thông báo cho nhau về những chướng ngại vật phía trước (cây gai trên đầu, dứa dại bên trái, có hố trước mặt, rễ cây dưới chân...) để ko ai bị lạc hay bị thương! Hết đoạn rừng rậm này tiếp tục là khoảng gần 1km ghềnh đá nữa sẽ xuống đến bãi biển nơi chúng ta sẽ cắm trại qua đêm!

Cuối cùng thì chúng tôi cũng xuống được bãi biển! Cảm giác ngồi trên đỉnh ghềnh đá nghe sóng biển vỗ rì rào, gió biển mát rượi, ngửa mặt ngắm bầu trời đầy sao thật là ko có gì tả nổi!


Bình minh
Bình minh trên biển

Nằm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), Mũi Đôi lấy đi không ít mồ hôi và công sức của các bạn trẻ trên hành trình đến với nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S
Chúng tôi hò nhau dậy vệ sinh cá nhân, nhóm lại bếp nấu mỳ ăn sáng, chuẩn bị đồ đạc để lên đường ra Mũi Đôi - Cực Đông của Tổ Quốc (mục đích chính của cả chuyến đi). Từ địa điểm này tới Mũi Đôi đã rất gần và không có nhiều thử thách. Điều đáng nói là từ Mũi Đôi trở về, các bạn  có thể tự lượng sức mình để theo con đường cũ quay trở lại, nếu không thì hãy nhờ chú Ba gọi thuyền để đưa ra (như chúng tôi đã làm) Sau khi thăm thú Mũi Đôi, chúng tôi quay lại bãi biển thu dọn đồ đạc lều trại để lên ghe về đất liền!


Ghe đã chờ chúng tôi từ mờ sáng ở ngoài biển, nhưng vì nước cạn quá nên chúng tôi phải đi thuyền thúng để ra ghe...

NOTE: Một số điều cần cực kỳ chú ý khi muốn chinh phục Cực Đông nói riêng và phượt nói chung! (Trích từ note của Thuyr Nguyeenx Photographer)
  1. Tập thể lực cho tốt, và việc tập luyện cho nhịp thở đều đặn là điều vô cùng cần thiết.
  2. Bạn nào bị tiền sử về các bệnh tim mạch, hoặc hay bị hạ đường huyết, hay đang trong giai đoạn ăn kiêng giảm cân thì nên cân nhắc tự lượng lại sức mình hoặc có mang theo thuốc men phòng thân.
  3. Các bạn nên đi theo đoàn mà có bạn bè quen biết, có tinh thần đoàn kết cao để chăm sóc lẫn nhau. Không nên đi theo những đoàn không quen biết ai.
  4. Đường vào cực Đông có đường Rừng và đường Ghềnh, mọi người lưu ý lượng sức mình để lựa chọn con đường đi. Đường rừng khắc nghiệt bao nhiêu thì đường ghềnh khắc nghiệt gấp vài lần. Với cái nắng của ghềnh đá dưới chân áp lên và cái nắng chiều trên đầu áp xuống thì rất dễ bị say nắng và hạ đường huyết. Đây là lí do con đường Rừng an toàn hơn.
 Chúc mọi người có những chuyến du lịch thật bổ ích và an toàn! :)

No comments:

Post a Comment